Vụ Đắc Lắc: Bàn tay của phản động lưu vong! (Bài 3)

Vụ Đắc Lắc: Bàn tay của phản động lưu vong! (Bài 3)

Từ năm 1975 đến năm 1992, lực lượng FULRO Đề ga còn lại ngày càng suy yếu. Một số phần từ ngoan cố bị tiêu diệt hoặc phải chạy ra nước ngoài tị nạn, số còn lại ngày càng nhận thức rõ bản chất của FULRO nên đã quy hàng chính quyền. Mặc dù sự hậu thuẫn của nước ngoài ngày càng hạn chế nhưng một số tổ chức phản động và thế lực hiếu chiến có mưu đồ riêng vẫn tiếp tục liên hệ và giúp đỡ số phần tử ngoan cố. Đến năm 1992, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn – UNHCR đã đưa phần lớn số tàn quân FULRO đang sống chui lủi trong rừng tại Campuchia sang Mỹ tị nạn (cả gia quyến hơn 400 người). Đến tháng 5 năm 1998, 6 tên cuối cùng của lực lượng FULRO bị ta bắt tại Đắk Lắk. Từ đây, lực lượng FULRO Đề ga chấm dứt hoạt động tại Việt Nam và Đông Dương.

Từ năm 1992, tại Mỹ, người Thượng nói chung và lực lượng FULRO cũ nói riêng được đưa về sống chủ yếu ở bang North Corolina và bang South Carolina, vì đây gần với đại bản doanh của Tổ chức các lực lượng đặc biệt Mỹ và Những người truyền giáo Tin lành Mỹ tại Việt Nam. Dưới sự bảo trợ của một số thế lực ở Mỹ, lực lượng FULRO cũ vẫn duy trì hoạt động dưới danh nghĩa đấu tranh cho quyền lợi của những sắc tộc Cao nguyên. Năm 1988, thành lập Hội người Thượng Đề ga (Montagnards Đề ga asociation – gọi tắt là MDA – Montagnars là do người Pháp và Lực lượng đặc biệt Mỹ gọi những người bản địa Tây Nguyên, hàm ý chỉ người sống ở vùng cao và một số người vẫn còn dùng tên gọi là người Thượng) có trụ sở tại bang North Carolina, do Kring và một người Mỹ tên là Donals Cott làm đồng chủ tịch với 5 cố vấn người Mỹ. Đến cuối năm 1994, MDA chia rẽ thành hai phe đấu tranh ôn hoà và sử dụng vũ lực bạo động. Kết quả là đến năm 1992, phe chủ trương đấu tranh bạo động tách Cao nguyên và miền Trung Việt Nam thành một nước riêng đã rời khỏi MDA thành lập Tổ chức người Thượng (Montagnard Foundation, INC., – viết tắt là MFI) do Ksor Kơk (Ksor Kơk người Gia Rai, sinh năm 1943 tại buôn Broai xã Yatui, huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, tham gia tổ chức BAJARAKA từ năm 1958, sau đó tham gia Sư đoàn bộ binh 4 đóng ở Pleiku và Liên đoàn biệt động số 5 của quân đội Mỹ. Từ năm 1971 đến năm 1974 y được gửi đi học tình báo và phiên dịch tại Okinawa. Cuối năm 1974, Ksor Kơk trở về nước được Y Bham Enuôl – chủí tịch FULRO lúc bấy giờ đang bị quản chế tại Campuchia – phong hàm chuẩn tướng với chức danh “phụ tá” và là người “đại diện” của Y Bham Enuôl tại Mỹ rồi tiếp tục được phong thiếu tướng và làm Tổng tham mưu trưởng của FULRO Đề ga. Sau năm 1975, không ai còn nghe đến tên Ksor Kơk nữa, cho đến năm 1992, y được một số thế lực ở Mỹ lựa chọn đứng ra thành lập Tổ chức người Thượng) tự phong là chủ tịch, có trụ sở tại bang North Carolina. Đến năm 1999, phe chủ trương đấu tranh ôn hoà lâu dài bằng các hình thức bất bạo động như biểu tình và vận động chính giới tại Mỹ cũng như các quốc gia khác và Liên hợp quốc để đòi quyền tự trị cho Tây Nguyên, cũng đã tách khỏi MDA thành lập tổ chức riêng lấy tên là Tổ chức nhân quyền Đề ga (Montagnard Human Right Oganization – viết tắt là MHRO) do Y Buant Eban làm chủ tịch và Nay Rong làm phó chủ tịch, có trụ sở tại bang Nouth Carolina.

Tháng 6 năm 1999, Ksor Kơk cùng một số người cầm đầu của MFI sang Pháp để tìm kiếm những tài liệu liên quan đến Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam đang được lưu trữ tại đây. Trở về Mỹ, ngày 22 tháng 9 năm 2000, tại nhà riêng của Ksor Kơk ở thành phố Spartaburg thuộc bang North Carolina, đã diễn ra cuộc họp của nhóm tàn quân FULRO Đề ga cũ . sau khi “chào cờ” và hát “quốc ca” của FULRO Đề ga cũ, Kos Kơk tuyên bố thành lập “Nhà nước cộng hoà Đề ga – State of Đề ga Republic” và tự phong mình làm ‘tổng thống”. Cơ cấu của “Nhà nước cộng hoà Đề ga” này ngoài tổng thống tự phong, ở cấp trung ương còn có thủ tướng tự phong là Y Bhi Kbuar và 5 bộ là Quốc phòng, Ngoại giao, Tư pháp, Kinh tế và Y tế. Cấp địa phương được chia thành 6 tỉnh là Đà Lạt, Pley Cu, Kon Tum, Cheo Reo, Quảng Đức và Đắk Lắk. Dưới tỉnh được chia thành các huyện, xã và buôn. Bộ khung của “trung ương” thì ở Mỹ còn với hệ thống chân rết trong nước từ cấp tỉnh trở xuống, chúng tìm kiếm, lôi kéo và giao cho các đối tượng quá khích mới tham gia nắm giữ. “Nhà nước cộng hoà Đề ga” có “biểu tượng” “cờ” và “quốc ca” riêng và lấy ngày 20 tháng 9 làm “Quốc khánh”.

Mục đích của “Nhà nước cộng hòa Đề ga” là đòi ly khai và quyền tự trị độc lập tự lập, thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đối với cộng đồng quốc tế, lợi dụng tình hình thế giới biến chuyển nhanh chóng và phức tạp, tập trung sử dụng mọi phương tiện để xuyên tạc tình hình dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, dân chủ của nước ta, nhằm thu hút sự chú ý và mong được sự thừa nhận hoặc giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Ở trong nước, chúng tìm mọi cách tuyên truyền lôi kéo, kích động và ép buộc người dân ủng hộ “Nhà nước cộng hoà Đề ga” và tham gia đấu tranh biểu tình bạo loạn “đòi đất” đòi “bình đẳng” giữa các dân tộc và đòi “được đền bù những khổ đau cho người dân tộc tại chỗ”… nhằm gây mất ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của nước ta, chờ khi có điều kiện thuận lợi sẽ tiến hành đấu tranh vũ trang bạo động để công khai hoá “Nhà nước cộng hoà Đề ga” cũng như các hoạt động của chúng ở Tây Nguyên.

Phương châm hành động là thực hiện mục đích trên từng bước một và từ thấp đến cao, từ đấu tranh hoà bình đến bạo lực đổ máu. Trước hết là “đòi đất”, “đòi tự do tôn giáo” và “bình đẳng dân tộc” tiến tới là “đòi ly khai” và “quyền tự trị độc lập”. Từng bước đưa ‘bộ máy” của “Nhà nước cộng hoà Đề ga” lưu vong tại Mỹ về đứng chân hoạt động tại Tây Nguyên. Biến Tây Nguyên thành một “điểm nóng” trong khu vực và trên thế giới, để qua đó tạo cớ gây sức ép hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.