Vụ Đắc Lắc: Bàn tay của phản động lưu vong! (Bài 2)

Nguồn gốc hình thành “Nhà nước cộng hoà Đề ga”: Năm 1957, một số trí thức người Thượng được Pháp đào tạo đã tập hợp lại thành một nhóm lên tiếng phản đối chính sách phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên của chính quyền địa phương. Do những yêu cầu đưa ra không được quan tâm thoả đáng nên năm 1958, nhóm này đã thành lập tổ chức BAJARAKA (viết tắt của 4 dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ra Đê và Ka Ho) do Y Bham Enuôl người Ê Đê lãnh đạo. Mục đích của tổ chức này là “bài người Kinh”; “đòi độc lập cho người dân tộc tại chỗ Tây Nguyên”; “thành lập quốc gia riêng”; “chống sự đồng hoá và diệt chủng” các dân tộc thiểu số của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến tháng 3 năm 1964, được Mỹ ủng hộ để làm nhân tố đối trọng với chính quyền ngụy và cũng chống lại phong trào cách mạng giải phóng miền Nam đang ngày càng phát triển, dưới sự nuôi dưỡng của CIA và chỉ đạo trực tiếp của Toà đại sứ Mỹ, Beachner – Tham tán toà Đại sứ Mỹ tại miền Nam Việt Nam và Frank – Cố vấn vùng II chiến thuật kiêm chỉ huy Các lực lượng đặc biệt Mỹ tại Tây Nguyên cùng những người lãng phí phong trào Barajaka đã thành lập Mặt trận giải phóng Cao nguyên (Front de Liberation des Hauts Plateaux) gọi tắt là FLHP. Tuy nhiên, nội bộ của FLHP bị chia rẽ thành 2 phe: phe chủ trương đấu tranh ôn hoà đại diện là Y Bham Enuôl và phe đấu tranh bạo động đại diện là Y Dhon Adrong.
Cũng trong thời gian này, Les Kossem – người Campuchia gốc Chăm, là người cầm đầu Mặt trận giải phóng Chăm, liên hệ với các nhóm Khmer Krom và Mặt trận giải phóng cao nguyên để thành lập Mặt trận thống nhất các sắc tộc thiểu số ( Front Uni des races minoritaires – gọi tắt là FURM) gồm 3 tổ chức: Mặt trận giải phóng Chăm (Front de Liberation des Champa – gọi tắt là FLC) do Les Kossem lãnh đạo; Mặt trận giải phóng xứ Campuchia Krom (hay Khmer Krom); miền tây Việt Nam (Front de Liberation du Kampuchia Krom – gọi tắt là FLKK) cho Chau Dera làm đại diện và Mặt trận giải phóng Cao nguyên (Front de Liberation des Hauts Plateaux- gọi tắt là FLHP) do Y Bham Enuôl cầm đầu. Tuy nhiên, danh xưng FRUM không được Y Bham Enuôl chấp nhận nên đến tháng 6 năm 1965 tại Hội nghị nhân dân Đông Dương lần thứ nhất do Quốc vương Sihanuck tổ chức, các nhóm đã chọn tên chung là Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức (Front Unide Lutte des Races Opprimees, gọi tắt là FULRO (Từ Lutte có nghĩa là đấu tranh chứ không phải là Liberation – giải phóng như lâu nay một số tài liệu đã dịch.). Cũng tại hội nghị này, đã có những ý kiến thể hiện ý muốn khẳng định các nhóm cư dân sinh sống ở vùng đất của miền Nam Việt Nam như Khmer Krom – đồng bằng sông Cửu Long, Chăm – ven biển miền Trung và Chăm núi – Tây Nguyên là thuộc Cămpuchia. Do được tư vấn của các “cố vấn Pháp” nên diễn đàn tại hội nghị đã nhằm vào tên gọi là “các dân tộc Austriennee’s” – một thuật ngữ mới xuất phát từ các nhóm thuộc ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo.
Ngày 30 tháng 12 năm 1968, do biết trước ý định thoả hiệp quy hàng chính quyền ngụy của Y Bham Enuôl, Les Kossem đã cho quân bất ngờ bắt Y Bham Enuôl đem về quản chế tại Phnom Pênh. Đầu năm 1969, Les Kossem giải tán Mặt trận giải phóng cao nguyên và sáp nhập vào tố chức của mình để cho ra đời Mặt trận giải phóng Cao nguyên và Bình nguyên Champa (Front de Liberation des Hauts Plateaux et du Champa – gọi tắt là FLHPC) do Y Bhan Kpor làm chủ tịch. Tuy nhiên, tại Buôn Ma Thuột, việc quy hàng của tố chức FULRO vẫn diễn ra như dự định theo sự đạo diễn của Mỹ. Ngày 1 – 2 -1969, dưới sự chủ toạ của Tống thống Nguyễn Văn Thiệu, đại diện Việt Nam cộng hoà là ông Paul Nưr và đại diện cho FULRO là Y Dhê Adrong đã ký kết Hiệp ước chung, Y Dhê Adrong đã tuyên bố: Kể từ hôm nay, phong trào FULRO không còn nữa trên cao nguyên, bất cứ ai sử dụng danh nghĩa FULRO để phá hoại sự đoàn kết Kinh – Thượng sẽ bị trừng trị theo luật pháp hiện hành của chính quyền..
Tuy nhiên một số phần tử FULRO thuộc FLHP cũ (cả người Thượng và người Chăm) không chịu quy hàng chính quyền ngụy, cũng không theo tố chức FLHPC do Les Kossem mới thành lập mà vẫn tiếp tục hoạt động dưới nhiều tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ. Đến cuối năm 1972, do mục đích của Mỹ muốn sử dụng phong trào này để thành lập lực lượng thứ 3 tham gia chính phủ liên hiệp tại miền Nam Việt Nam theo tinh thần Hiệp định Paris, và cũng để chống phá Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam của ta, tố chức này đã lấy tên là Mặt trận giải phóng cao nguyên của người Thượng (Front de Liberation des Hauts Plateaux Montagnards – gọi tắt là FLHPM hay còn gọi là FULRO Đề ga (Lần đầu tiên từ Đề ga (hay Degar) được sử dụng chính thức, theo tiếng Êđê là Anak Ede Gar nghĩa là Những người con của núi rừng – hàm ý chỉ tất cả các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên), vẫn bầu Y Bham Enuôl đang bị quản chế tại Phnom Pênh làm chủ tịch và Kpa Koi làm phó chủ tịch.
Mục đích của FLHPM là “người Đề ga phải được coi là chủ nhân riêng của Tây Nguyên”, “chấm dứt sự quản lý của người Việt và rút lực lượng quân sự ra khỏi Tây Nguyên”; “phục hồi chủ quyền độc lập của người Đề ga”. Tổ chức này đặt tên Cao nguyên miền Trung là “Cộng hoà Đề ga” thành lập chính phủ gồm 11 bộ và chia thành 5 quân khu: Quân khu I gồm Kon Tum, Quảng Ngãi, Bình Định; Quân khu II gồm Pleiku, Cheo Reo và Phú Yên; Quân khu III gồm Đắk Lắk, M’Đrắk và Đăk Nông; Quân khu IV gồm Lang Biang, Brah Yang và Gung Car; Quân khu V gồm Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong đó, FULRO Đề ga cai quản 4 quân khu và FULRO Chăm được giao cai quản quân khu V.
Tháng 3 và tháng 4 năm 1975, quân và dân ta tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Do có sự chuẩn bị từ trước nên ở một số địa phương tại Tây Nguyên, lực lượng FULRO Đề ga đã tổ chức cướp vũ khí của quân đội ngụy, chống lại quân giải phóng và chiếm đóng một số đồn bốt và làng mạc, nhất là vùng ven biên giới; lôi kéo được một số đồng bào dân tộc tại chỗ trốn vào rừng hoặc chạy sang Cămpuchia theo chúng chống lại chính quyền, do ủng hộ chính quyền của tướng Lon Non nên lực lượng FULRO Khmer đã bị quân Khơ me Đỏ tiêu diệt gần hết. Số còn lại phải trốn lên rừng hoặc chạy ra nước ngoài tị nạn. Lúc này Y Bham Enuôl cùng gia đình và một số thuộc hạ thân tín đang bị quản chế ở Phnom Pênh đã chạy vào Đại sứ quán Pháp xin tị nạn nhưng sau đó bị quân Khmer Đỏ tràn vào bắt và giết chết tất cả những người không mang quốc tịch Pháp kể cả Y Bham Enuôl.