Thứ truyền thông bẩn muốn gì!?

Gần đây, NSƯT Xuân Bắc đã đăng tải trên trang cá nhân bài viết với tiêu đề “CÁI TÁT CỦA MẸ”. Bài viết nói về người con chỉ biết chê bai mà chưa đóng góp vào hành động thực tế. Ở cuối bài viết, Xuân Bắc nhấn mạnh nhân vật tôi ở đây chỉ là tôi văn học. Tuy nhiên, nghệ sĩ Xuân Bắc bỗng chốc lại bị truyền thông tấn công. Lướt qua một loạt các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Zing, Vietnamnet, Lao Động, Dân Trí, Thanh Niên, Dân Việt… đều đăng đồng loạt đăng các các bài viết mặc định là Xuân Bắc “bốp chát” khán giả mà không hề có bài đăng nào đứng ở phía Xuân Bắc hay phân tích ở một góc độ nào đó trung lập và bình tĩnh, đa chiều hơn. Chưa kể, sự việc chỉ được suy diễn ra bởi xét về mặt từ ngữ, Xuân Bắc không hề nói khán giả là “ăn cháo đá bát”.
Vụ Xuân Bắc mặc dù được phán đoán là để lấp liếm vụ Tuấn Saker, nhưng phán đoán đó có khả năng trượt nhiều hơn trúng. Một phần nguyên nhân đến từ việc táo năm nay châm biếm báo chí, nhưng đó chưa phải điều kiện đủ vì các năm trước vẫn vậy, cũng như bài đăng của Xuân Bắc vài ngày mới đến báo viết bài.
Để ý thấy vụ lần này lan ra từ “Tuổi Trẻ”, một đơn vị chứa đủ 3 yếu tố thương mại hoá, tự chuyển hoá và “vị trí đặt toà soạn ở địa bàn tập trung nhiều hoạt động tư nhân nhất cả nước”. Trước khi vụ Xuân Bắc và Tuấn Saker diễn ra, như thường lệ hàng năm báo chí đăng táo nhạt, nhưng năm nay bổ sung thêm một số điểm đáng chú ý khác. Đó là ngoài việc tập trung chê nội dung, năm nay báo xoáy vào yếu tố kinh doanh thương mại phi chuyên môn nghệ thuật xung quanh chương trình gặp nhau cuối năm, từ “tỉ lệ rating” trên mạng internet và các kênh truyền hình đến “suất đầu tư quảng cáo của doanh nghiệp vào táo quân không tối ưu lợi nhuận”; kết bằng lời kêu gọi vừa chung chung vừa khớp với bản chất giai cấp, của một bộ phận thuộc tầng lớp tư sản tư bản tư hữu tư nhân nội địa biến chất, có tư tưởng bài trừ thế độc quyền nhà nước để thay bằng độc quyền tư nhân Bỏ táo trên VTV thay bằng hài “miền Nam”. Điều này cho thấy khả năng không nhỏ rằng, đây tiếp tục là thủ đoạn cạnh tranh kinh doanh bẩn tương tự như vụ tẩy chay bán xăng dầu, đòi bỏ độc quyền nhà nước về đầu mối và định giá trần gần đây.
Đứng sau cái gọi là “hài miền Nam” (không phải tất cả, nhưng chiếm tỉ lệ đáng kể) là ai? Tư sản (ông bầu) giải trí. Ai hưởng lợi từ vụ này nhiều nhất? Chính là các tư sản giải trí ấy. Tạo dư luận phản đối táo quân bằng chủ nghĩa dân tuý mị dân -> Gây áp lực xã hội buộc VTV ngừng sản xuất táo quân – VTV phải lấp khoảng trống khung giờ vàng trước giao thừa này -> Tư sản giải trí bán chương trình cho và đòi ăn chia doanh thu quảng cáo với VTV.
Tạo vấn đề, bán giải pháp. Đây thật sự là chiêu lọc lõi của con buôn già rơ, không khác gì tư sản vũ khí, dầu lửa Mỹ phối kết hợp cùng tư sản giải trí, truyền thông Hoa Kỳ gọi Nga là phát xít trước người dân Mỹ; thế là hợp thức hoá nguồn thuế dân Mỹ nộp cho nhà nước tư sản Mỹ chảy vào túi riêng của các tư sản này, thông qua hoạt động bán vũ khí và năng lượng giá cao cho châu u (nhà nước Mỹ dùng thuế dân mua vũ khí, các nhà nước châu u bỏ nhiều tiền thuế dân mua năng lượng Hoa Kỳ); trong khi đáng lẽ ra những khoản thuế ấy phải phục vụ kiến thiết và an sinh xã hội cho người dân lao động nộp thuế