Bộ mặt thật của chế độ bù nhìn VNCH – Bài 3

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cựu phụ tá Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, là một trong số 16 nhân vật lãnh đạo chức lớn nhất trong chế độ ngụy quyền còn ở lại khi Sài Gòn được giải phóng tháng 4/1975, đã trả lời phóng viên của đài BBC Việt ngữ vào năm 2010:
“Pháp đã ở Việt Nam 100 năm. Pháp đi sau Hiệp định Genève thì Mỹ lại nhảy vô.
Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay. Ở miền Nam này, đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc đảo chánh – mười mấy lần chứ có ít đâu.
Tụi tôi trong quân đội, học ở Mỹ, học tiếng Mỹ, đi thăm Mỹ… đủ hết. Rồi tụi tôi cũng có nhiều bạn Mỹ rất tốt bụng, nhưng với Mỹ thì tôi vẫn không có bằng lòng. Thậm chí lần đi thăm đại bản doanh Cục Tình báo Trung ương (CIA) bên đó, thấy sợ hơn là thấy thích.
Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao… Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã bỏ miền Nam Việt Nam”.
Trong bài tham luận “Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam Năm 1975” của tác giả Trần Viết Đại Hưng, một cựu sĩ quan ngụy, bạn thân của tướng ngụy Nguyễn Chánh Thi, và hiện đang hoạt động chống cộng sản ở Lawndale, Mỹ:
“Trong thời Chiến tranh Việt Nam, báo chí Mỹ phanh phui là Thiệu cùng với đàn em là Trung tướng Đặng văn Quang, đã buôn bán Bạch phiến làm giàu. Thứ trùm ma túy như Thiệu thì làm gì mà có chuyện yêu nước thương dân. Gặp thời loạn lạc, làm cai thầu chống Cộng, Thiệu chỉ có một việc duy nhất là vơ vét cho đầy túi tham mà thôi. Đến khi quốc gia hưng vong thì lòi ngay ra bản chất ti tiện hèn nhát, đúng là có ‘cháy nhà mới lòi mặt chuột’ Nguyễn văn Thiệu.
Phó tổng thống Nguyễn cao Kỳ cũng chẳng có gì khá hơn, trong cuốn hồi ký ” Việt Nam máu lửa quê hương tôi” , cựu thiếu tướng Đỗ Mậu đã chỉ ra rằng ông Kỳ và bà chị ruột là Nguyễn thị Lý đã buôn lậu thuốc phiện từ Lào về bán. Đúng là hai gương mặt cai thầu chống Cộng do Mỹ dựng lên là Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn cao Kỳ chẵng có tay nào sáng sủa, toàn là thứ buôn lậu ma túy. Phải đợi tới những ngày cuối tháng 4/1975 mới thấy rõ tư cách hèn kém của hai tay này. Bỏ quân leo phi cơ mà chạy không một chút liêm sỉ và danh dự của người lãnh đạo.
Thiệu và Kỳ sẽ còn bám víu quyền lực nếu ngày nào còn viện trợ của Mỹ mà thôi. Công tâm mà nói, đúng ra vào những ngày cuối tháng 4/1975, Nguyễn Cao Kỳ tính làm một cuộc đảo chánh chính phủ Dương văn Minh mới thành lập để đối đầu với Bắc quân. Dĩ nhiên là người Mỹ biết chuyện đó và trùm CIA ở Saigòn lúc đó là ông Polgar đã cảnh cáo Kỳ là không được lộn xộn, Kỳ nghe như thế thì riu ríu vâng lời vì đã nhiều năm làm việc với người Mỹ, Kỳ hiểu rằng nếu cứng đầu, bướng bỉnh cãi lại Mỹ thì chỉ mang họa vào thân.
Trước đây khi ép buộc Tổng thống Thiệu ký Hiệp định Paris về Việt Nam vào tháng 1 năm 1973, Tổng thống Nixon cũng gửi nhiều bức thư cho Thiệu, cảnh cáo Thiệu là nên nghe lời Mỹ mà ký, chứ nếu không thì sẽ chịu số phận thê thảm của Tổng thống Diệm. Những lời hù dọa này đã có kết quả: Nguyễn văn Thiệu đồng ý ký vào Hiệp định Paris về Việt Nam dù bản thân Thiệu cũng biết đây là hiệp định bán đứng miền Nam cho Cộng sản. (Xin đọc kỹ cuốn sách Hồ sơ mật Dinh Độc Lập của tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng để coi lại những bức thư mà Nixon viết cho Thiệu nhằm thuyết phục và hăm dọa Thiệu ký)”.
“Việt Nam Cộng hòa chiến đấu chống Cộng sản trong suốt 21 năm (1954-1975). Miền nam được sự bảo trợ kinh tế và quân sự của Mỹ, tiếc rằng Mỹ không đóng vai trò một đồng minh tin cẩn, nhiệt thành mà Mỹ là hiện thân của một ông chủ thô bạo, tiền hậu bất nhất để rồi mới đưa đến thảm kịch 30/4.
Mỹ thất bại với Việt Cộng là vì đánh giá quá thấp khả năng chiến đấu của Việt Cộng, đã không làm tròn vai trò đồng minh với Việt Nam Cộng hòa mà chỉ độc đoán điều hành sắp đặt mọi việc. Người lính Mỹ mắt xanh mũi lõ có mặt trên đất nước Việt Nam cũng không khác gì hình ảnh của lính Pháp viễn chinh ngày xưa. Thêm vào đó, Mỹ không muốn tìm một người lãnh đạo quốc gia có tư cách để cùng chống Cộng vì những người này đôi khi xung khắc với đường lối của Mỹ, cho nên Mỹ chỉ muốn tìm tay sai để sai bảo cho dễ và những tên tay sai thì thường mất tư cách, tham nhũng, làm suy yếu tiềm năng chống Cộng. Viện trợ của Mỹ trước đây đổ vô miền Nam như đổ vô cái thùng không đáy vì tệ nạn tham nhũng mà đứng đầu là vua tham nhũng Nguyễn Văn Thiệu”.
Trong một số bài viết về lịch sử hiện đại Việt Nam, như bài “30 tháng tư, nhìn lại cuộc chiến ở Việt Nam”, “Tôi đọc bài của Phạm Cao Dương về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, “Vài nét về Cụ Hồ” v.v. Giáo sư Tiến sĩ Trần Chung Ngọc, cựu sĩ quan quân đội Sài Gòn, cựu giảng viên Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, hiện đang sinh sống tại Grayslake, Illinois, Hoa Kỳ, đã viết:
“Nhìn cuộc chiến ở Việt Nam đơn giản chỉ là cuộc chiến giữa lý tưởng “tự do dân chủ” của “người Việt Quốc gia” đối với lý tưởng “độc tài sắt máu” của người Việt Cộng sản là không hiểu gì về cuộc chiến cả. Do đó kéo dài hận thù đối với Cộng sản là một hành động vô trí, bắt nguồn từ cái nhìn rất thiển cận của mình về cuộc chiến. Hiện nay chúng ta có rất nhiều tài liệu về cuộc Chiến tranh Việt Nam vừa qua, gồm cuộc chiến chống Pháp và cuộc chiến chống Mỹ, nhiều đến độ có lẽ không bao giờ chúng ta có thể biết hết và đọc hết. “Người Việt Quốc gia” thường cho Nam Việt Nam là “đồng minh” trước hết là của Pháp, rồi sau là của Mỹ, để chống Cộng cho họ. Nhưng sự thật khá đau lòng, trong cả hai cuộc chiến, “Nam Việt Nam” chỉ là tay sai, con cờ của Pháp và Mỹ. Pháp chưa bao giờ coi “thành phần quốc gia” là “đồng minh” của họ. Mỹ còn tệ hơn nữa vì là ông chủ chi tiền”.