Vấn nạn súng đạn nhức nhối ở Mỹ năm 2022

Trong khi bận đi rao giảng nhân quyền, trừng phạt các nước khác, thì nước Mỹ đang phải đối mặt với nạn súng đạn hoành hành gây bức xúc dư luận:
Ngày mùng 8/1, một vụ xả súng bên ngoài câu lạc bộ ở thành phố Hoston Bang Texas làm một người thiệt mạng và hai người bị thương.
Ngày 12/4, vụ xả súng tại nhà ga tàu điện ngầm ở Brooklyn ngay giữa News York làm gần 30 người bị thương.
Ngày 25/5, vụ xả súng tại một trường tiểu học Robb bang Texas làm 19 học sinh và hai giáo viên thiệt mạng.
Ngày 15/6, hai cảnh sát đã thiệt mạng trong vụ xả súng ở Los Angeles.
Liên tiếp các vụ xả súng xảy ra chỉ tính riêng năm tháng đầu năm, theo thống kê của Tổ chức Gun Violence Achieve, đã có 251 vụ xảy ra, gần bằng tổng số vụ xả súng trong cả năm 2021. Hơn 19.300 người phải bỏ mạng trong các vụ liên quan đến súng đạn, trong đó có cả nguyên nhân tự sát.
Báo cáo về bạo lực súng đạn do FBI công bố cho thấy số vụ xả súng có chủ đích tại Mỹ năm 2021 tăng hơn 52,5 phần trăm so với năm 2021 và 2020. Đã có 45.000 người chết liên quan đến súng đạn. Con số báo động về gia tăng các vụ xả súng và cảnh báo nguy cơ còn có thể xảy ra nhiều hơn nữa các vụ bạo lực liên quan đến súng đạn. Vụ việc thương tâm tại Trường Tiểu học Robb như giọt nước tràn ly dẫn đến phong trào phản đối bạo lực súng đạn trên khắp nước Mỹ. Ngày 11/6, hàng chục nghìn người đã xuống đường tuần hành, kêu gọi cần phải thắt chặt đạo luật kiểm soát súng đạn để ngăn ngừa các vụ bạo lực súng đạn trong tương lai. Nhìn vào các vụ xả súng gần đây và xem đều được thực hiện bởi những người đủ 18 tuổi. Những người này không thể hút thuốc vì không thể mua được thuốc lá, không thể mua rượu vì chưa đủ tuổi song lại đủ trưởng thành để sử dụng súng.
Trong phiên điều trần về bạo lực súng đạn tại đồi Capitol ngày mùng 8/6, gia đình các nạn nhân và những người sống sót trong các vụ xả súng đẫm máu ở Mỹ đều chỉ ra những lỗ hổng hiện có về kiểm soát bạo lực súng đạn, đồng thời yêu cầu sự hành động của những nhà làm luật, những người vận động hành lang kiểm soát súng và các chính trị gia đều nói rằng chính sách của họ sẽ cứu sống nhiều người và giảm thiểu tình trạng bạo lực. Nhưng không những chính sách đó đã không cứu được con trai tôi. Luật pháp chúng ta đang bàn đến đã được thực thi tại nhiều thành phố. Chúng ta đã có nhiều thập kỷ làm bằng chứng chứng minh rằng những luật đó không có hiệu quả.
Trong hiện tại, Mỹ vẫn là quốc gia có tỷ lệ người sở hữu súng trên số dân cao nhất thế giới. Người dân Mỹ lại có thể dễ dàng tiếp cận và sở hữu súng. Trước sức ép dư luận, ngày 8/6, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua Luật Kiểm soát súng đạn có tên Đạo luật bảo vệ con em của chúng ta bao gồm điều khoản nâng độ tuổi được phép mua vũ khí bán tự động từ 18 lên 21 tuổi, đồng thời cấm bán cho dân thường các thiết bị độ súng giúp chuyển đổi những khẩu súng bán tự động thành súng bắn nhanh như súng tự động.
Tuy nhiên, khả năng để đạo luật này được thông qua ở Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số ghế vẫn khó đoán định bởi nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa, vốn ủng hộ những lập luận của Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ, cho rằng sở hữu súng đạn mới là tăng cường đảm bảo an ninh trước hai luồng quan điểm chính về sở hữu súng đạn hiện nay ở Mỹ, con đường dẫn đến giải quyết vấn đề bạo lực súng đạn dường như vẫn còn khá chông gai