RSF lại bị ngáo!

RSF lại bị ngáo!

Ngày 14/12/2022, Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) ra thông cáo báo chí về tình hình các nhà báo bị bắt giam tùy tiện trên thế giới. Theo đó, toàn thế giới có 533 “nhà báo” bị giam giữ. Đáng chú ý hơn, RSF xếp Việt Nam ở trong nhóm 5 nước “giam giữ nhà báo nhiều nhất thế giới”.

Không rõ thứ hạng cụ thể của Việt Nam là bao nhiêu, nhưng việc xếp Việt Nam vào top 5 từ dưới lên thì cũng chẳng khác gì các năm trước cả. Hồi tháng 5, RSF xếp Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia “đàn áp tự do báo chí”, đến bây giờ lại xếp Việt Nam vào TOP 5 quốc gia “giam giữ nhà báo nhiều nhất thế giới” cùng với Trung Quốc, Myanmar, Iran, Belarus. RSF luôn cố tình làm ngơ, phớt lờ trước những số liệu thống kê chính thống về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Tổ chức này chỉ “giỏi” suy diễn, thu thập thông tin phiến diện, một chiều rồi từ đó tìm cách bóp méo, vu cáo cho Việt Nam. Với cách làm này của RSF đã nhận được nhiều sự phản đối, phê phán việc áp đặt, cách làm việc phiến diện từ nhiều nước.

Thành lập từ năm 1985, RSF tên tiếng Pháp đầy đủ là “Reporters sans frontières”, có trụ sở quốc tế tại Paris. Đây là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, lấy Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Liên hiệp quốc làm cơ sở để hành động. Tôn chỉ hoạt động của tổ chức này đưa ra để bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực, giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Hằng năm, vào ngày Nhân quyền thế giới, tổ chức này thường đưa ra bảng xếp hạng về tự do báo chí của các quốc gia, vùng lãnh thổ bằng cách tổng hợp các câu trả lời vào một bảng câu hỏi của RSF. Nhìn vào tôn chỉ hoạt động, cứ ngỡ RSF là một tổ chức chân chính, hoạt động vì sự tiến bộ, thúc đẩy tự do và văn minh của thế giới. Nhưng trái ngược với chủ trương của Liên hiệp quốc, nhiều năm nay, tổ chức này thường xuyên có những luận điệu sai trái, xuyên tạc tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận của một số nước, trong đó có Việt Nam.

Nhiều quốc gia trên thế giới cáo buộc RSF đứng đằng sau những vụ việc phức tạp, gây rối, bất ổn, kích động bạo lực. RSF tồn tại và hoạt động dựa vào một phần nguồn hỗ trợ kinh phí của một số chính giới phương Tây. Chính vì vậy, trong các bảng xếp hạng tự do báo chí hằng năm, RSF thường tuân theo sự sắp đặt một cách có chủ ý của các chính phủ quốc gia tài trợ cho tổ chức này hoạt động. Những yếu tố được tổ chức này sử dụng để đánh giá tự do của một nền báo chí thiếu tính bao trùm, không cân nhắc đến các yếu tố văn hóa, xã hội, nhận thức của từng quốc gia riêng biệt. Phần lớn những thông tin được đưa ra là không khách quan, không có hoạt động khảo sát, kiểm chứng thực chất mà đó là những đánh giá thiếu căn cứ hoặc được suy diễn, phóng đại.

Những năm gần đây, RSF tích cực lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí để xuyên tạc, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Namđược một nhà báo người Pháp thành lập từ năm 1985. Đây là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động nhờ sự tài trợ của Chính phủ Pháp và Mỹ. Ngay từ khi mới thành lập, tổ chức này đã cho mình quyền cổ súy tự do báo chí, tự do ngôn luận “theo kiểu phương Tây”. Tổ chức này tự khoác cho mình “chiếc áo” có quyền bảo vệ nhà báo, nhưng không hề bảo vệ các nhà báo chân chính. Ngược lại còn tiếp tay cho một số nhà báo hoạt động để chống phá nhằm lật đổ chính quyền của một số nước.

RSF là một công cụ hỗ trợ đắc lực của Mỹ và các nước đồng minh để chống phá các nước khác, chứ không hề có cái gọi là “tự do báo chí” như tổ chức này vẫn quảng cáo. Đây là bộ mặt thật sự của RSF.

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.