Sự thật về cuộc sống ở Mỹ! – Bài 1

Sự thật về cuộc sống ở Mỹ! – Bài 1

Như đã biết, Mỹ luôn được các anh chị chống cộng, những kẻ lưu vong, 3 que coi là thiên đường tự do dân chủ, nơi dễ sống và là hình mẫu so sánh đối lập với sự thiếu tự do, đói khổ ở Việt Nam. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của thông tin, và ngày càng nhiều người Việt sang Mỹ học tập, công tác, họ đã có cái nhìn đầy đủ về thực trạng cuộc sống bên Mỹ. Đương nhiên, nó không như những kẻ chống cộng hàng ngày quảng cáo!

Những bất cập trong đời sống ở Mỹ

  1. Mức lương ở Mỹ chỉ đủ ăn!

Thỉnh thoảng, người ta bắt gặp bài báo với tiêu đề kiểu ai đó bỏ việc lương tháng trăm triệu ở Mỹ về Việt Nam. Nhiều người bình luận: “Lương tháng trăm triệu ở Mỹ thì lại chẳng về”. Lương tháng trăm triệu tức là khoảng $5000/tháng; trả thuế 30% còn $3.500.

Nhiều nơi ở Mỹ, thuê phòng riêng nhỏ cũng phải $2000, ăn ngoài một bữa rẻ cũng phải $20. Vậy là lương $5000/tháng chỉ vừa đủ trả tiền nhà và may ra tiền ăn, chưa kể tiền đi lại, chăm sóc sức khoẻ, chi phí phát sinh, đi chơi với bạn bè.

Nhiều người có suy nghĩ rằng cứ sang Mỹ là sẽ giàu. Lương tháng những ngàn đô cơ mà ăn sao hết! Nhưng thực tế nhiều người chuyển từ Việt Nam sang Mỹ sống than thở rằng điều kiện cuộc sống đi xuống hẳn. Ở Việt Nam, họ ở nhà riêng với vườn, có người giúp việc… Sang Mỹ, họ phải thuê nhà chung cư nhỏ xíu, cả tháng mới dám đi ăn ngoài một mình, đau răng không dám đi khám vì chi phí nha khoa ở đây rất đắt, còn thuê người giúp việc còn lâu mới dám mơ tới vì chi phí nhân công ở đây cao.

Dù lợi thế khi làm việc ở Mỹ là khi đi du lịch ở các nước nghèo hơn, tiết kiệm một tháng lương Mỹ đi du lịch có thể cho bạn đi khá xa. Nhưng nhiều người ở Mỹ thu nhập chỉ vừa đủ sống, làm gì có tiền tiết kiệm mà đi đây đi đó.

  1. Đi lại bất tiện

Nhìn trên bản đồ, bạn có thể thấy Mỹ rất rộng lớn, gần như chiếm trọn một nửa châu lục Bắc Mỹ. Nếu bạn ở sát biên giới phía Nam nước Mỹ sang Mexico tiện, hay ở gần biên giới phía Bắc sang Canada tiện. Nhưng nếu bạn ở đâu đó khác trong nước Mỹ và muốn đi ra nước ngoài thì sẽ phải bay chuyến rất xa. Và sau khi đã đi hết hai nước láng giềng, muốn đi đâu bạn sẽ phải cần cả tuần nghỉ liền vì ngồi máy bay không có khi đã hết ngày.

Máy bay gần như là phương tiện duy nhất di chuyển giữa khoảng cách xa tại Mỹ; vì ở Mỹ tàu điện cao tốc tuy có nhưng không hề phổ biến và không có mạng lưới rộng khắp nước Mỹ như ở Trung Quốc, Nhật Bản nên bạn không có tùy chọn này. Tóm lại, hoặc là máy bay, hoặc là xe cá nhân.

  1. Chính sách nhập cư không thân thiện

Mỹ là một trong những quốc gia với chính sách nhập cư vô cùng nghiêm ngặt. Phần lớn dân nhập cư Mỹ là theo dạng gia đình bảo lãnh hoặc lấy vợ lấy chồng. Một bộ phận nhỏ có thành tựu to lớn trong ngành của họ có thể nhập cư theo dạng “national interest” (sự có mặt của bạn trên đất Mỹ sẽ có ích lợi cho đất nước này).

Nếu bạn muốn nhập cư theo dạng du học rồi ở lại đi làm, tổng cộng thời gian có thể lên đến cả chục năm. Ở một số quốc gia như Úc hay Canada, sau khi bạn học đại học ở đất nước họ, bạn có thể trực tiếp nộp đơn xin.

Nhưng ở Mỹ, học xong rồi, muốn nhập cư, bạn sẽ phải xin việc ở một công ty có thể bảo lãnh thẻ xanh cho bạn… Trong suốt thời gian này, bạn sẽ phải phụ thuộc vào công ty, dù có không thích công việc hay tìm được công việc tốt hơn cũng không thể bỏ vì như thế visa của bạn sẽ hết hiệu lực!

Nhiều người, sau khi có thẻ xanh là có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ngay cả với những người có thẻ xanh, bạn vẫn có thể bị trục xuất khỏi Mỹ…

  1. Học phí rất đắt đỏ

Chi phí cho bốn năm Đại học ở Mỹ có thể dễ dàng lên đến $200 nghìn – 300 nghìn. Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ năm 2016 là $57 nghìn.

Nếu một cặp vợ chồng có thu nhập trung bình, họ có thể sẽ phải tiết kiệm 20 năm mới đủ tiền cho hai con học đại học.

Với nhiều gia đình không tiết kiệm lâu dài được như vậy, con họ sẽ phải tự vay tiền để học đại học. Trong năm 2015, 68% cử nhân Mỹ tốt nghiệp nợ nần, với khoản nợ trung bình là $30,100.

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.