Một lệnh cấm bất nhân!

Một lệnh cấm bất nhân!

Lệnh cấm vận Cuba của Mỹ đến nay đã được 60 năm (từ năm 1962). Ở giai đoạn 1962-1991, thời kỳ chiến tranh lạnh giữa 2 phe XHCN và TBCN, Mỹ cấm vận Cuba, một quốc gia thuộc phe đối nghịch ở ngay sát nách thì còn có thể hiểu được, nhưng từ khi phe XHCN và Liên Xô tan rã đến nay đã 31 năm rồi mà Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận Cuba thì thật khó hiểu.

Bất chấp đã 31 năm, 31 lần Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết yêu cầu Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba với số phiếu thuận lên đến 98%-99% và ngay cả khi các đồng minh thân cận của Mỹ là Anh, Đức, Pháp, Nhật, Italy, Canada, Australia và các nước EU bỏ phiếu thuận, riêng Mỹ (và Israel) vẫn cương quyết không dỡ bỏ lệnh cấm vận với Cuba. Lý do Mỹ đưa ra là Cuba vi phạm nhân quyền.

Tôi không tin và tất nhiên 185 quốc gia bỏ phiếu thuận không tin “Cuba vi phạm nhân quyền” là lý do chính đáng.

Nên nhớ rằng Cuba là quốc gia hiếm hoi trên thế giới mà giáo dục, y tế được hoàn toàn miễn phí cho mọi người dân, học sinh Cuba không những được miễn phí ở cấp học phổ thông mà còn được miễn phí cả ở cấp đại học. Người dân Cuba được khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ hoàn toàn miễn phí ở một hệ thống y tế tiên tiến.

Nền Y tế Cuba có thể so sánh ngang với nền y tế của các nước kinh tế phát triển phương tây: Theo thống kê của WHO thì số bác sĩ trên 1000 dân của Cuba cao nhất thế giới, cứ 1000 dân thì Cuba có 8.42 BS, Mỹ chỉ có 2.6, Anh 5.82, Đức 4.3, Pháp 6.53, Na Uy 4.89, Phần Lan 4.64; Còn số giường bệnh trên 100 ngàn dân của Cuba là 530, chỉ sau Đức (800), Pháp (590), cao hơn Mỹ (290), Anh (250), Úc (380), Phần Lan (360), Na Uy (350), Thuỵ Điển (210). Với nền Y tế tiên tiến như vậy, mặc dù mức sống thấp hơn nhiều nhưng tuổi thọ của Cuba xấp xỉ bằng Mỹ, cao hơn Brazil, Argentina, Mexico.

Với mức GDP đầu người năm 2020 là 9.478$ tương đương với Brazil, Argentina, Mexico, cao hơn Columbia, Peru, Paraguay, Bolivia, thế mà người dân Cuba gần như không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, chính phủ chỉ thu thuế TNCN của những ai có thu nhu nhập bằng ngoại tệ mạnh.

Sau khi tìm hiểu lịch sử Cuba tôi phát hiện ra một điểm rất đáng suy ngẫm: Cuba có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng đối với Mỹ, nằm ngay phía nam bán đảo Floria, trấn cửa ra vào của Vịnh Mexico, nơi có 2 cảng biển lớn nhất nước Mỹ là cảng Houston và cảng Nam Louisiana (không tính cảng Tampa và cảng Texas City).

Chính vì vị trí địa lý cực kỳ quan trọng của Cuba mà năm 1848, thời Cuba còn là thuộc địa của Tây Ban Nha, Mỹ đã có đề nghị mua lại Cuba với giá lên đến 100 triệu USD, nhưng bị Tây Ban Nha từ chối. Không mua được thì 50 năm sau, 1898 Mỹ mang quân xâm lược Cuba, Tây Ban Nha kháng cự yếu ớt rồi chấp nhận thua, buộc phải rút quân khỏi Cuba.

Từ 08/1898 Cuba trở thành thuộc địa dưới sự bảo hộ của Mỹ, nhưng chỉ 4 năm sau, ngày 20/05/1902 Cuba chính thức giành được độc lập.

Sau 56 năm nội chiếm liêm miên, 03/01/1959, Fidel Castro giành chiến thắng và 2/1959 trở thành thủ tướng của Cuba. Ngay sau đó 04/1959 Fidel bay sang Washington DC để gặp Tổng thống Mỹ Eisenhower, nhưng Eisenhower từ chối tiếp. Không tìm được sự ủng hộ của Mỹ, Fidel Castro quay sang tìm sự ủng hộ của Liên Xô, đến 10/1959 Cuba mới chính thức đi theo con đường XHCN.

Với những ưu việt của Cuba về giáo dục, y tế, thuế thu nhập cá nhân, cùng diễn biến lịch sử và đặc điểm địa lý như vậy, tôi không tin rằng Mỹ cấm vận Cuba vì lý do Cuba vi phạm nhân quyền.

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.