Sự ấu trĩ và trơ trẽn của “Việt tân” – Bài 1

Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc đang nhận được sự “quan tâm đặc biệt” của những kẻ khát nước, trong đó có đám “Vịt tần”. Thuyết âm mưu của Việt Tân và các thế lực thù địch liên tục xuyên tạc, bôi nhọ, kích động nhân dân về cái gọi là “Ông Trọng sang chầu Bắc Kinh”, “Việt Nam đớn hèn khi không dám đối đầu với Trung Quốc ” hay “Ông Nguyễn Phú Trọng sang nhận chỉ thị của Ông Tập Cận Bình “…
Việc ông Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư nước ta sang thăm khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX vừa kết thúc, thể hiện sự coi trọng Việt Nam của Trung Quốc. Cổ nhân dạy “bán anh em xa, mua láng giềng gần” hay “môi hở răng lạnh”. Việt Nam cần hoà bình, ổn định để phát triển, cần thị trường 1,4 tỷ dân để xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản…Trung Quốc cần Việt Nam trong chiến lược cạnh tranh nước lớn, chắc chắn họ không bao giờ muốn hở sườn phía Nam trong bối cảnh Mỹ xoay trục ngày càng mạnh hướng về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Việt Nam – Trung Quốc dựa lưng vào nhau cùng phát triển. Người Trung Quốc cũng cần thị trường 100 triệu dân và đang phát triển nhanh và bền vững như nước ta. Dù còn một số khác biệt nhưng rõ ràng là Việt – Trung không thể đối đầu nhau. Vấn đề Nga và Ukraine cho chúng ta bài học xương máu. Việt Nam độc lập, tự chủ, chủ động trong quan hệ ngoại giao chứ không bao giờ lệ thuộc bất kỳ một quốc gia nào.
Lịch sử dân tộc ta chưa bao giờ có khái niệm “sợ Trung Quốc”, có nghĩa là một khi họ dấy can qua, mang sức mạnh để uy hiếp, xâm lược thì các Triều đại phong kiến của ta đã lãnh đạo nhân dân đứng lên để bảo vệ sơn hà xã tắc, khẳng định với giặc phương bắc chân lý bất diệt “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”. Triều Tiền Lê và nhà Lý chống Tống; nhà Trần bình quân Mông Cổ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đánh thắng quân Minh lập nhà Hậu Lê; Vua Quang Trung đại phá quân Thanh, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đập tan 60 vạn quân Trung Quốc tại biên giới phía Bắc năm 1979. Đó là những trận chiến long trời lở đất của quân và dân ta qua các thời kỳ khác nhau, làm cho giặc phương Bắc “chích luân bất phản, phiên giáp bất hoàn” khẳng định rằng “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”!
Tổ tiên ta đã rất tinh anh khi hiểu rõ rằng dù đến hàng triệu năm sau thì dân nước Nam ta và Trung Quốc vẫn sẽ là hàng xóm láng giềng, đó là điều bất biến! So về thế và lực thì chúng ta phải thừa nhận rằng họ mạnh hơn ta trên hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ lòng yêu nước! Vậy nên khi đánh thắng họ rồi, các bậc tiền nhân cấp ngựa xe, thuyền bè, lương thảo cho chúng về nước, cử sứ thần qua hòa hiếu với chúng. Không phải là chúng ta đớn hèn mà đó là vì tiền nhân lấy đại cục làm trọng nên đem đại nghĩa để đối trọng với hung tàn, lấy chí nhân để giải trừ cường bạo. Mục đích cuối cùng là thái bình cho tổ quốc, vì cuộc sống của bách tính nước Việt mà thôi! Vì sách động binh đao, gây thù chuốc oán không phải là hồng phúc cho muôn dân trăm họ!
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững “ngũ tri” và luôn “biết mình, biết người”, xác định được đúng vị trí của mình trong quan hệ với các nước là một nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong ứng xử ngoại giao của Chủ tịch Người. Nhận thức được vai trò và vị thế Việt Nam là một nước nhỏ, Người vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp tư duy phương Đông về “Ngũ tri” (năm cái biết – biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến) trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ với các nước lớn.
Trong hoạt động đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo là “phải nhìn cho rộng, phải suy cho kỹ” để biết người, biết mình, luôn làm chủ tình thế. Hiểu rõ vị trí chiến lược của Việt Nam trong mối quan hệ giữa các nước lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng việc xử lý quan hệ với các nước lớn. Người nhận ra rằng, để đương đầu với các nước lớn hơn ta về nhiều mặt, ngoại giao đóng một vai trò rất quan trọng. Trong quan hệ với các nước lớn, Người chủ trương phải hiểu được các nước lớn, dù là đồng minh hay đối thủ, biết được mối quan tâm và chiến lược cơ bản của họ, hiểu bản chất và vận hành nội trị và ngoại giao từng nước lớn, quan hệ hợp tác và đấu tranh giữa các nước lớn cùng những giới hạn của các mối quan hệ đó. Chỉ khi “biết người” như vậy thì ngoại giao Việt Nam mới có thể độc lập tự chủ, mềm dẻo linh hoạt. Trung Quốc vừa là nước lớn lại vừa là láng giềng. Việt Nam – Trung Quốc hoà hiếu, cùng phát triển là thượng sách của cả hai quốc gia.
Nhắc lại lịch sử dân tộc để thấy, năm 938, khi Ngô Quyền chiến thắng Quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành lại độc lập cho đất nước ta thì trước đó nhân dân ta đã phải chịu kiếp sống của kẻ tôi đòi hơn 1000 năm Bắc thuộc. Kể từ đó đến nay đã trãi qua 1084 năm với bao biến cố và thăng trầm của lịch sử; lúc hưng thịnh cũng như lúc suy tàn; có lúc là thù, lúc lại lại bạn. Tuy nhiên với những ai am tường về lịch sử của dân tộc có thể nhận thấy một điều rằng cha ông ta đã rất khôn khéo trong việc chung sống hòa bình với người Trung Quốc – người làng giềng phương Bắc khổng lồ! Chung sống hòa bình vì bách tính của Đại Việt chứ không phải là lệ thuộc Bắc phương.