Freedom House lại xuyên tạc

Freedom House lại xuyên tạc

Hôm 18/10/2022, tổ chức “Ngôi nhà tự do” Freedom House công bố báo cáo “Tự do internet 2022”; trong đó, xếp hạng Việt Nam “là một trong năm quốc gia kém tự do internet nhất trên thế giới”. Theo đó, Báo cáo trên đánh giá về tự do internet của Việt Nam chỉ đạt 22 điểm (trên thang điểm 100); trong đó, 12 điểm được tính cho danh mục “trở ngại để truy cập”, 6 điểm cho “giới hạn nội dung” và 4 điểm cho “vi phạm quyền của người dùng”.

Không cần phải nói gì nhiều, đây rõ ràng là những đánh giá xuyên tạc Việt Nam trắng trợn, mù quáng và ngu xuẩn của những tổ chức thiếu thiện chí, một trong những hoạt động không bất ngờ trong loạt những hoạt động tương tự của lũ chống phá dịp cuối năm, đã trở thành thường kỳ.

Freedom House (FH) được thành lập ngày 31/10/1941 bởi Eleanor Roosevelt (vợ Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt) và Wendell Willkie. Hàng năm (từ 1973), FH công bố báo cáo thường niên “Tự do trên thế giới” nhằm đánh giá mức độ tự do dân sự và các quyền chính trị của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (tự do chính trị, tự do thông tin…). Để ra báo cáo này, FH áp dụng các tiêu chuẩn do tổ chức này tự ban hành để đánh giá sự tự do của các quốc gia. Một quốc gia được gọi là tự do nếu đáp ứng được các yêu cầu sau của FH: Hệ thống chính trị đa đảng, quyền phổ thông đầu phiếu cho mọi công dân (không có án tích); bầu cử cạnh tranh; sự tiếp cận của người dân với các đảng phái thông qua vận động tranh cử. Điểm tối đa là 100 (tự do); càng ít điểm là càng không có tự do.

Với Việt Nam, các báo cáo hằng năm đều liệt Việt Nam vào danh sách các nước không có tự do (năm 2018: 20/100 điểm; năm 2019: 24/100 điểm). Ngoài bản báo cáo ngày 21/9/2021 ra thì ngày 03/3/2021, FH công bố bảng xếp hạng chỉ số tự do của các nước trên toàn thế giới năm 2020, xếp Việt Nam điểm số 19/100 (mức không có tự do). Báo cáo của FH không căn cứ trên bất cứ thông tin chính thống nào tại Việt Nam, không căn cứ vào đánh giá chính thức của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế mà bằng cách đối chiếu với “tiêu chuẩn” vô lý do NGO này tự đặt ra, phỏng vấn những kẻ “bất đồng chính kiến” và những người có quan điểm thù địch với hệ thống XHCN nói chung và Việt Nam nói riêng, mục đích là để hạ uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, kêu gọi chính phủ Việt Nam thực hiện mô hình đa nguyên, đa đảng.

Các báo cáo của FH bất chấp một thực tế công khai rằng Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet cao nhất châu Á. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong nhóm 20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới. Chính từ việc có số lượng sử dụng mạng xã hội quá lớn, kéo theo nhiều vi phạm trong lĩnh vực này, từ việc bán hàng lừa đảo, đưa những clip trái với thuần phong my tục lên mạng đến việc lợi dụng mạng xã hội để đưa thông tin sai sự thật vì động cơ cá nhân nên Nhà nước Việt Nam đã xây dựng Luật An ninh mạng để kiểm soát, nhằm làm lành mạnh hóa không gian mạng xã hội và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên không gian mạng chứ không hề có chuyện cấm đoán, kiểm soát người dân sử dụng Internet như nhận định của Freedom House đưa ra.

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.