Thành tựu không thể bị xuyên tạc của Việt Nam!

Thành tựu không thể bị xuyên tạc của Việt Nam!

Ngày 11/10/2022, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 77 tại New York, Mỹ vào, Việt Nam đã trở thành một trong 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với 145/189 phiếu đồng ý. Đây là lần thứ 2 Việt Nam trúng cử vào thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc sau nhiệm kỳ 2014-2016; lần trúng cử lần này đã tiếp tục minh chứng cho những nỗ lực, thành quả của Việt Nam trong đảm bảo quyền con người trên mọi lĩnh vực cũng như vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy, bảo đảm quyền con người đã được thế giới ghi nhận, đánh giá cao.

Việc là thành viên duy nhất trong các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và là một trong 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với số phiếu đồng ý cao đã phản bác những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền của một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí. Thậm chí một số tổ chức dưới danh nghĩa “nhân quyền quốc tế” và một số tổ chức chống phá Việt Nam như “Việt Tân”, Á Châu Tự Do-RFA… đã từng đăng tải các “thư ngỏ”, “thông cáo”, “báo cáo” để gửi các cá nhân, tổ chức quốc tế để ngăn cản Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồn Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Trước khi Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền giai đoạn 2023-2025 các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã liên tiếp cử các đoàn khảo sát vào Việt Nam để “điều tra” thực trạng tình hình nhân quyền ở tất cả các lĩnh vực xã hội với mục đích “tạo chứng cứ” để hạ uy tín Việt Nam trên hòm phiếu nhưng kết quả là sự thất bại cay đắng.

Đoàn tự do tôn giáo Mỹ đã rất tích cực liên hệ với các đầu mối ở trong nước Việt Nam để gặp gỡ họ nhằm tạo nên những báo cáo về tình hình tự do tôn giáo theo hướng “Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo, ngăn cản người dân, đánh đập người theo đạo Tin Lành”. Nhưng khi tiếp xúc với những chức sắc, tín đồ trong tôn giáo thì họ đã không nhận được những bằng chứng thuyết phục.

Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Article 19, Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) và Ủy ban Luật gia Quốc tế -ICJ có cách làm đó là trình những bản cáo buộc lên Liên hợp quốc và vận động hành lang đối với các quốc gia bỏ phiếu hòng hạ uy tín của Việt Nam về vấn đề “bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến”, họ đòi Việt Nam phải cam kết thực hiện các nội dung thiếu thiện chí như “trả tự do cho những nhà bảo vệ nhân quyền bị giam giữ tùy tiện, gồm các phóng viên; bảo đảm quyền tự do ngôn luận và lập hội; cũng như cải thiện hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế”.

Thế mới thấy rằng việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền giai đoạn 2023-2025 là chặng đường khó khăn, vất vả để chứng minh cho các nước trên thế giới thấy nỗ lực cải thiện nhân quyền của Việt Nam hiện nay đủ sức nặng để trở thành một thành viên tích cực trong Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc.

Cộng đồng quốc tế rất công bằng, khi họ đã nhìn nhận đúng đắn sự việc thì không gì có thể xuyên tạc được!

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.