Những vấn đề lịch sử – văn hóa- xã hội- chính trị trong Doraemon – Bài 1

Doraemon là bộ truyện tranh thần thánh, biểu tượng văn hóa Nhật Bản, mà thế hệ chúng ta có lẽ ít ai không đọc hoặc không biết. Nhưng người ta hầu như chỉ tiếp cận Doraemon dưới góc độ giải trí mà ít ai để ý những vấn đề dưới đây
Nếu ai đã từng đọc series one-shot của bác Fujiko thì sẽ thấy Fujiko dark-deep như thế nào, đặt ra hàng loạt các vấn đề chính trị- xã hội khiến chúng ta phải suy ngẫm
I. 5 ĐỨA TRẺ – 5 GIAI CẤP CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Điều có vẻ dễ nhận ra nhất đó là 5 đứa trẻ Nobita, Jaian, Suneo, Shizuka, Dekisugi, tuy xuất thân và hoàn cảnh khác nhau nhưng bọn chúng đều là dân Tokyo thủ đô gốc gác lâu đời, trong khi đám nhóc trong Conan thì chúng nó chỉ là dân Tokyo hạng 2, đại loại như kiểu mấy huyện Hà Tây cũ so với mấy quận nội thành Hà Nội vậy
1. Jaian đại diện cho tầng lớp tiểu thương buôn bán nhỏ, mẹ bán hàng tạp hóa, bố là thợ cả hay đi thầu công trình ở xa nên ít xuất hiện trong truyện.
Jaian mới là nhà nghèo nhất, nhà vách gỗ lợp, khá cổ lỗ sĩ, mới bé tí đã suốt ngày bị mẹ bắt bán hàng và đi giao hàng cho khách, trong khi Nobita Suneo suốt ngày chỉ ngủ và chơi. Nhìn chung, Jaian thuộc dạng dân nghèo thành thị
Jaian không được bố mẹ sắm sửa đồ chơi truyện tranh cho nên toàn phải đi ăn cướp của bạn, dân buôn bán khá thô và thẳng nên Jaian hay bị mẹ tát giữa đường giữa chợ, chả giữ thể diện gì cho con cái. Bố mẹ Jaian vì mải buôn bán cũng ít quan tâm giáo dục con cái, thành ra Jaian như kiểu trẻ trâu đường phố
2. Nobita đại diện cho tầng lớp công chức, viên chức, nói chung là hơn đám tiểu thương một chút nhưng phải cân đối thì mới có cái ăn. Mẹ Nobita thường xuyên đau đầu vì hụt tiền chợ. Nhà này có cái nhà 2 tầng với sân vườn giá trị bây giờ phải mấy trăm tỷ, có tủ sách to tướng, có bồn tắm, trông mác là thế nhưng nhìn chung không dư dả vì bán nhà bán vườn chắc ra đê ở
Nhiều người khá nhầm lẫn cái nhà của gia đình Nobita ở hiện tại là nhà đi thuê, tuy nhiên đây là một lỗi sai nghiêm trọng của NXB Kim Đồng ngày xưa, bởi sau này có lần Nobita quay trở về quá khứ để hái hồng chín ở sân vườn, rồi có tập Nobita đào được kho báu của cụ cố và lời di ngôn về thảm họa sao chổi trong vườn nhà mình. Nhà đi thuê làm sao mà có cái của ấy được. Rõ ràng đây là đất và nhà của tổ tiên họ Nobi sở hữu đã có hơn 100 năm là ít
3. Shizuka đại diện cho tầng lớp trung lưu, tri thức, yêu văn chương, văn nghệ. Bà mẹ suốt ngày đầu tư đi bắt con học piano, muốn con thành nghệ sĩ dương cầm. Sân vườn nhà Shizuka to gấp đôi nhà Nobita, nói chung với tiềm lực của gia đình đủ kiếm cho con gái tấm chồng ngon lành. Ở Việt Nam, đám này gọi là tri thức tiểu tư sản
Đặc điểm của tầng lớp trung lưu đó là họ rất thực dụng, họ chơi với cả tiểu thương, quan hệ với cả tư bản cỡ bự, cốt sao là đạt được mục đích. Điều này có thể thấy phần nào ở tính cách thực dụng của Shizuka, lúc cần giải bài tập thì bám cạ Dekisugi, ngó lơ Nobita, song lúc cần nhu cầu giải trí thì lại chạy theo Nobita và Doraemon hay Suneo
4. Suneo đại diện cho tầng lớp đại gia- tư bản, quý tộc chaebol như kiểu bác Vượng, bác Quyết bên mình vậy. Mà dòng họ Suneo thuộc dòng dõi quý tộc lâu đời, chứ không hề trọc phú giàu xổi. Giữa Tokyo đất đai tấc vàng tấc bạc mà nhà Suneo xây biệt phủ to tướng, có xe hơi, ao cá, mà Suneo cũng thuộc loại xởi lởi, chứ không phải đã giàu mà còn keo, thường xuyên cho Shizuka và Jaian đi nghỉ mát. Nhà Suneo giàu đi lên nhờ trình độ, ngay từ xưa họ đã là Samurai cấp cao phục vụ các lãnh chúa Nhật Bản. Bởi thế họ đầu tư bắt con cái học hành rất áp lực khắc khổ để giữ vững truyền thống đó, có tập Suneo vì bị mẹ bắt đi học thêm nhiều quá, nên bất bình bỏ nhà ra đi.
Suneo hay nghỉ chơi với Nobita, kiểu chuyến du lịch này không có chỗ cho anh bạn đâu, chi tiết gài khá khéo léo, bởi ở Nhật Bản hiện nay còn nặng quan điểm Sĩ- Nông- Công – Thương. Gia đình Nobita là Sĩ, gia đình Suneo là Thương, hai giai cấp này khá là thù địch nhau. Ngược lại, Suneo lại rất thân với Jaian, vì hai thằng này đều gốc gác con buôn, một thằng tiểu thương, một thằng đại gia cỡ bự
5. Dekisugi tượng trưng cho giai cấp quan chức, trâm anh thế phiệt, nhà mặt phố bố làm to. Nhà Dekisugi thậm chí còn giàu hơn nhà Suneo, có lần Nobita đi lạc trong nhà Dekisugi vì nhà như mê cung, bao nhiêu phòng ốc. Gia đình Dekisugi cũng giáo dục con rất nghiêm khắc, Dekisugi giàu nhưng không bao giờ vênh và hay khoe khoang giống Suneo, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè, hạn chế cho con chơi với đám trẻ Nobita, dành thời gian để học tập, định hướng phấn đấu làm quan chức.
Bố mẹ Dekisugi không bao giờ xuất hiện trong truyện có lẽ một phần vì yếu tố chính trị nhạy cảm, một phần quan chức có quan điểm giữ hình ảnh, ít xuất hiện nơi đông người. Bởi thế mà sau này phần Ngoại Truyện Dekisugi làm đến thủ tướng Nhật cơ mà. Nói cách khác, nếu Suneo giàu nhờ làm ăn kinh doanh, thì Dekisugi giàu theo kiểu có học thức, trâm anh thế phiệt như gia đình cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe vậy.
Dekisugi là một trong số ít đứa trẻ ít bị Jaian ăn hiếp, Jaian sẵn sàng táng thẳng mặt Suneo và Nobita, nhưng không bao giờ dám động vào Dekisugi, kiểu như có thể đã bị bố mẹ dặn trước: Bố mẹ nó gớm lắm đấy, mày đừng có động vào nó mà cả nhà mang họa. Jaian chỉ dám dùng mưu hèn kế bẩn để chơi Dekisugi, ngại ra mặt nên ép Nobita phải ném cái gối mơ ngủ cho Dekisugi không học được bài, chứ không dám combat trực diện như Suneo hay Nobita.