Phúc thẩm – Cơ hội cho sự ăn năn

Tới đây, ngày 16/8 và 17/8 này Toà án Nhân dân Cấp cao sẽ xét xử phúc thẩm ba đối tượng Lê Văn Dũng, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm. Trước đó, ngày 5/5/2021, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt Cấn Thị Thêu 8 năm tù, Trịnh Bá Tư 8 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Lê Văn Dũng (tức Lê Dũng Vova) bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án 05 năm tù giam và 05 năm quản chế.
Phúc thẩm là một hoạt động tố tụng bình thường được quy định tại Bộ Luật Tố tụng hình sự. Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiền và phúc thẩm là cấp xét xử chung thẩm. Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hình sự đã được xét xử sơ thẩm dưới hình thức phiên tòa trong trường hợp bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị các đương sự kháng cáo hoặc bị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm xét lại quyết định sơ thẩm dưới hình thức một phiên họp trong trường hợp quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Xét xử phúc thẩm với tư cách là cấp xét xử thứ hai, xét xử lại nội dung của vụ án nên xét xử phúc thẩm có ý nghĩa góp phần sửa chữa những sai lầm về sự việc và vi phạm về pháp luật của Tòa án sơ thẩm, bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng, thi hành pháp luật, góp phần nâng cao trách nhiệm và chất lượng xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm. Ngoài ra, xét xử phúc thẩm cũng góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của bị cáo, bị hại, đương sự nhằm đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, bảo đảm sự dân chủ, công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa tội phạm, góp phần củng cố lòng tin của người dân vào hoạt động xét xử của Tòa án.
Tuy nhiên, trong trường hợp của 3 đối tượng nêu trên thì rõ ràng việc các đối tượng kháng cáo để được xét xử phúc thẩm chỉ là chiêu trò kéo thời gian của đối tượng với hi vọng sẽ có một sự tác động từ một thế lực bên ngoài đến bản chất của vụ án. Nhưng sau tất cả, chắc chắn rằng sẽ không có gì thay đổi trong bản án dành cho 3 đối tượng được tuyên trong phiên tòa sơ thẩm.
Như đã nói, trong các phiên sơ thẩm, Lê Văn Dũng (tức Lê Dũng Vova) bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án 05 năm tù giam và 05 năm quản chế; Trịnh Bá Phương đã bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án 10 năm tù giam và 05 năm quản chế; Nguyễn Thị Tâm bị tuyên phạt mức án 06 năm tù giam và 03 năm quản chế theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015. Mặc dù đã được hưởng nhiều sự khoan hồng, nhưng trong quá trình chịu án phạt, ba đối tượng này không ăn năn hối cải, mà thường xuyên tìm cách liên hệ với số đối tượng chống phá bên ngoài tuyên truyền, xuyên tạc. Đặc biệt, dàn đồng ca của số nhà đài như Việt Tân, RFA, BBC trước khi phiên toà xét xử phúc thẩm được diễn ra với mong muốn có thể thay đổi được gì.