Lại bàn về thứ tiêu chuẩn kép của Phương Tây!

Không lâu trước, tôi có viết một bài về tiêu chuẩn kép. “Tiêu chuẩn kép” (double standard) là việc áp dụng những nguyên tắc, cách thức xử lý khác nhau cho cùng một vấn đề hoặc một tình huống. Nó được xem như một loại thành kiến và không công bằng về mặt đạo đức nếu nói theo nguyên tắc rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng và tự do, cũng là câu đầu tiên trong tuyên ngôn độc lập mà bác Hồ đã viết. Tiêu chuẩn kép được xem như một sự phi lý bởi chúng vi phạm một cách mạnh mẽ châm ngôn cơ bản của luật học hiện đại: tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nó vi phạm tất cả các nguyên tắc của công lý thường được gọi là sự công bằng vốn cố gắng đặt một tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi thứ không thiên vị dù là theo tầng lớp, vị thế xã hội xã hội, nam hay nữ, tôn giáo, chính trị, tuổi tác…”.
Tiêu chuẩn kép là thứ mà Mỹ và nhiều nước phương Tây luôn hành xử trong cách ngoại giao của mình. Cuộc xung đột ở Ukraine cho thấy rõ hơn điều đó. Nhiều chính khách phương Tây đã từng ghé thăm những người biểu tình chống chính phủ ở Ukraine suốt mùa đông vừa qua, trong đó bao gồm cả Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain và quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland, người đã ân cần phát bánh cho họ. Nhưng cũng chính những chính khách này đã “nhắm mắt làm ngơ” trước rất nhiều người biểu tình chống chính phủ ở các nước Tây Âu trong mấy tuần gần đây. Ngay cả các nhà bình luận xuất sắc về các vấn đề quốc tế của truyền thông phương Tây cũng cố tính “bơ” họ. Không ai trong số những người này được ăn bánh quy do quan chức Bộ Ngoại giao của Mỹ phát?
Chắc chắn rằng nếu họ thực sự quan tâm đến những người biểu tình chống chính phủ trên đường phố châu Âu, và coi họ như những người “dân chủ” chân chính nhất, McCain và Nuland đáng ra phải bày tỏ tình “đồng chí” với những người biểu tình ở Madrid, Rome, Athens hay Paris chứ? Tôi thấy bối rối. Ai đó giải thích giùm tôi được không?
Cách đây 10 ngày, một trận động đất khiến 1500 người thiệt mạng diễn ra ở Afghanistan. Sau đó ít ngày, G7 – nhóm các quốc gia giàu có phát triển nhất thế giới nhóm họp. Nhưng G7 lại luôn chỉ quan tâm và nhắc về Ukraine chứ không hề mảy may đến tình hình ở Afghanistan. Những lãnh đạo G7 thống nhất hỗ trợ Ukraine tới hơn 70 tỷ USD, nhưng Afghanistan chỉ nhận được con số 0 tròn trĩnh.
Mạng sống của người Afghanistan có đáng giá không? Hay mạng sống của người Afghanistan không bằng người Ukraine? Hay do Afghanistan không phải là người da trắng và theo đạo Thiên Chúa? Tờ India Today của Ấn Độ viết rằng: “Trong những giờ phút Afghanistan cần sự trợ giúp của thế giới văn minh thì thế giới văn minh lại lãng quên và đi giao giảng đạo đức ở một nơi khác. Họ – những người Afghanistan cũng đáng trân trọng và đáng quý”. Còn tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc viết: “Trong khi các Trung Quốc, Nga, các quốc gia Đông Nam Á gửi chia buồn và viện trợ đến Afghanistan thì Hoa Kỳ vẫn cố chấp không giải ngân 7 tỷ USD mà nước này “giữ hộ” trong mấy năm qua để cứu trợ người dân Afghanistan. Đạo đức của phương Tây cũng chỉ đê hèn như thế”
Cuộc chiến Ukraine đã làm lộ rõ bản chất của phương Tây, một bản chất hèn hạ và tiêu chuẩn kép. Một bản chất lộ rõ mưu đồ chính trị chứ chẳng phải là vì hòa bình quốc tế. Người Afghanistan vẫn đang cần đồ ăn, thức uống mỗi ngày. Một phép tính đơn giản, chỉ cần 1% số tiền mà các nước dự định viện trợ cho Ukraine đủ để Afghanistan khắc phục hậu quả động đất.
Nhưng người ta sẽ ném tiền vào nơi khác, vì đơn giản nơi này không phải là da trắng và theo Thiên chúa giáo.