Tự do tôn giáo tại Việt Nam – Bài 3: Việc in ấn, xuất bản ấn phẩm tôn giáo

Tự do tôn giáo tại Việt Nam – Bài 3: Việc in ấn, xuất bản ấn phẩm tôn giáo

Trước đổi mới, gần như không có hoạt động xuất bản kinh sách tôn giáo. Từ khi đổi mới, nhất là từ khi Nhà xuất bản Tôn giáo được thành lập đến năm 2014 có khoảng 4.347 tựa sách (Phật giáo: 2.869; Công giáo: 18.28; Tin lành: 680; Cao Đài: 81; Phật giáo Hòa Hảo: 42…) và 1.121 văn hóa phẩm được xuất | bản với số lượng hàng chục triệu bản (riêng Kinh Thánh xuất bản trên một triệu

bản). Chỉ tính hơn 05 năm hoạt động đầu tiên của Nhà xuất bản Tôn giáo (1999 – 2004) đã xuất bản được trên 1.303 tự sách với hơn 6.514.000 bản in, 205 văn hóa phẩm (lịch, băng, đĩa liên quan đến tôn giáo).

Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc rà soát, thống kê nhu cầu sử dụng kinh sách, các ấn phẩm tôn giáo của phạm nhân và khả năng đáp ứng của các cơ sở giam giữ, xem xét bố trí cho phạm nhân sử dụng kinh sách và ấn phẩm tôn giáo phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) đã phối hợp với Cục An ninh nội địa và Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an) lựa chọn danh mục kinh sách, ấn phẩm tôn giáo hợp pháp để đưa vào sử dụng tại thư viện các trại giam, góp phần thực thi pháp luật về tôn giáo, đáp ứng nhu cầu sử dụng kinh sách, ấn phẩm tôn giáo của phạm nhân là người có tôn giáo. Theo đó, ngày 01/4/2022, Cục An ninh nội địa phối hợp Cục Truyền thông Công an nhân dân tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo in ấn, xuất bản danh mục 17 đầu sách liên quan tôn giáo với 4.418 cuốn đưa vào sử dụng tại thư viện 54 trại giam thuộc Bộ Công an, trong đó 9 đầu sách là kinh sách, kinh thánh; 8 đầu sách thông tin chung về tín. ngưỡng, tôn giáo, lịch sử hình thành, tác động đến đời sống xã hội của tôn giáo. các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín

ngưỡng, tôn giáo và vận động quần chúng tín đồ tôn giáo. Việc đưa các tinh , ấn phẩm tôn giáo vào sử dụng tại các trại giam thuộc Bộ Công an góp phần thực thi pháp luật về tôn giáo, quyên được tiếp cận kinh sách, ấn phẩm tôn giáo của mọi người mà còn thể hiện thành tựu, chính sách nhất quán của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, truyền tải thông điệp về nỗ lực của Việt Nam trong thực thi các công ước quốc tế về quyền dân sự. chính trị, quyền con người đến các nước trên thế giới; đẩy mạnh giáo dục, cảm hóa, hướng thiện phạm nhân là tín đồ tôn giáo, tác động họ thực sự ăn năn hối cải tích cực cải tạo, rèn luyện để sớm được hưởng chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, Bộ Công an cũng đã trao đổi, thống nhất với RA Thông tin và Truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo cho các tín đồ tôn giáo đang chấp hành án phạt tù nhằm nâng cao nhận thức cho phạm nhân về các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội.

Tính đến năm 2021, ở Việt Nam cấp toàn đạo của các tổ chức tôn giáo có 15 tờ báo và tạp chí đang hoạt động, trong đó có những từ báo, tạp chí có uy tín. Ngoài ra, các tổ chức tôn giáo cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động với rất nhiều trang Thông tin điện tử, các trang mạng xã hội, website của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động. Đặc biệt, ngày 12 tháng 01 năm 2020, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức khai trương Trung tâm điều hành điện tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.