Tự do tôn giáo tại Việt Nam – Bài 2: Về xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự

Tự do tôn giáo tại Việt Nam – Bài 2: Về xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự

Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, trong cả nước có gần 29.800 cơ sở thờ tự của các tôn giáo, tăng khoảng 5.800 cơ sở so với năm 2008. Hầu hết các cơ sở thờ tự tôn giáo đã được sửa chữa.

nhiều cơ sở thờ tự được xây mới (chỉ tính riêng trong năm 2021, cả nước có 266 cơ sở thờ tự được xây mới và 376 cơ sở thờ tự được sửa chữa). Nơi thờ tự là một trong những điều kiện đảm bảo sinh hoạt tôn giáo của tín đồ nên được chính quyền rất quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, ngoài các cơ sở thờ tự theo truyền thống (chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường…), theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, còn có địa điểm hợp pháp phục vụ sinh hoạt tôn giáo là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Chỉ tính riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, hiện có 09 điểm nhóm Tin lành với khoảng 2.400 tín đồ là người Hàn Quốc, trong đó có 06 điểm nhóm đã được cấp giấy đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; 03 nhóm còn lại đang hoàn thiện thủ tục đăng ký. Ngoài ra, có khoảng 1.000 người nước ngoài theo đạo Tin lành thuộc 40 quốc tịch khác nhau, đang làm việc tại Hà Nội; năm 1995 họ tự thành lập “Hội thánh Tin lành Quốc tế Hà Nội” để sinh hoạt tôn giáo; năm 2017, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận để Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) thuê hai địa điểm làm nơi sinh hoạt tôn giáo tạm thời cho Hội thánh này

Các ban, ngành chức năng liên quan đã thống nhất hướng dẫn các tổ chức tôn giáo thực hiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng được thực hiện theo đúng pháp luật. Các địa phương đã lập Ban Chỉ đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) xác nhận tư cách pháp lý cho các cơ sở tôn giáo và người đứng đầu cơ sở tôn giáo để tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo trong quá trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo và chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo thông qua các hội nghị tập huấn, các buổi gặp gỡ, tiếp xúc, cơ bản tạo được sự đồng thuận giữa chính quyền và chức sắc các tôn giáo trong việc giải quyết nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Tính đến hết năm 2021, chính quyền các cấp đã quan tâm hướng dẫn, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khoảng 75% tổng số cơ sở tôn giáo, trong đó, nhiều địa phương đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho trên 90% các cơ sở.

Thời gian gần đây, chính quyền các địa phương đã xem xét nhu cầu nguyện vọng chính đáng của các tổ chức tôn giáo và giải quyết, cấp đất cho các tôn giáo để mở rộng cơ sở thờ tự, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, tín đồ, như: Chính quyền thành phố Đà Nẵng cấp giao 5.000m2 đất cho Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam để xây dựng Trụ sở và cấp cho Tòa Giám mục Đà Nẵng 10.000m2 đất mở rộng khuôn viên Tòa Giám mục; Tòa Tổng Giám mục Huế được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp 15ha đất mở rộng Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang; Tòa Giám mục Hải Phòng được cấp 10.000mỏ đất xây dựng Trung tâm Mục vụ và nhà hưu dưỡng cho linh mục, tu sỹ trong giáo phận; giáo phận Phát Diệm được chính quyền tỉnh Ninh Bình cấp giao 1,5ha đất xây dựng Trung tâm Mục vụ; Tòa Tổng Giám mục Hà Nội được chính quyền Thành phố Hà Nội cấp giấy phép xây dựng Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận tại số 40 Nhà Chung – Hoàn Kiếm, chính quyền nhiều địa phương trong cả nước cấp hàng chục n Allet vuông đất để xây dựng các Thiền viện thuộc Hệ phái Trúc Lâm Yên T các chùa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam…

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.