Thoái trào!

Khoảng 10 năm trước trở về trước đó, việc một nguyên thủ Việt Nam được mời và tiếp đón một cách trọng thể và cởi mở ở Mỹ là điều vô cùng hiếm; thường thì họ chỉ cử các viên chức ngoại giao hoặc phó Tổng thống ra tiếp, hoặc hãn hữu lắm thì Tổng thống của họ tiếp chớp nhoáng khoảng mươi phút theo kiểu “ban ơn” kẻ cả của kẻ ở ghế trên. Thái độ trịnh thượng ấy của người Mỹ đủ để giúp cho đám chống Cộng cực đoan không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều nơi trên thế giới và có cả ở trong nước Việt Nam hả hê vồ vập thủ dâm tinh thần và bỉ bôi…
Có lẽ sự kiện Tổng thống Mỹ Obama tiếp đón Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà trắng một cách chính thức và trọng thể hồi năm 2015 đã mở ra một trang mới trong quan hệ đối ngoại giữa 2 nước và nó cũng đánh dấu sự thay đổi rõ rệt trong thái độ, cung cách ứng xử của người Mỹ đối với chính khách Việt Nam – thân tình hơn, cởi mở hơn, bớt trịnh thượng kẻ cả hơn, bình đẳng và tôn trọng hơn. Tất nhiên điều đó không phải tự nhiên mà có, cũng không phải bởi người Mỹ “chiếu cố” với lãnh đạo Việt Nam, mà là bởi cái thế và cái tầm của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung ngày càng được nân gì lên, và bởi người Mỹ nhìn thấy rõ vai trò của Việt Nam trong mối quan hệ với những lợi ích của họ ở Đông Á và Đông Nam Á thậm chí là cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương – là không ai và không có gì có thể thay thế được, nên họ phải “xuống nước”…
Anh em chống Cộng thì sao? Một điều nhìn thấy rõ rệt rằng phong trào chống Cộng cả trong và ngoài nước khoảng 10 năm trở lại đây đã đi vào thoái trào như tuột dốc không phanh. Từ cái thế rầm rộ với những cuộc biểu tình được tổ chức liên tục với số lượng rất đông người tham gia ở những trung tâm lớn trên cả 3 miền thì nay đám cầm đdầudaan chủ cuội có gào thét rát cổ bỏng họng cũng chỉ được vài mống lác đác và vẫn là những gương mặt đã cũ rích, thậm chí chúng còn chẳng dám nghênh ngang xuống đường như xưa mà chỉ dám biểu tình bằng bàn phím trên mạng xã hội. Khắp nơi như Mỹ, Nhật, Úc, Canada… cũng vậy – các cuộc biểu tình chống Cộng mỗi khi có “sự kiện” ngày càng trở nên thưa thớt car về số cuộc lẫn số người tham gia. Như ở Mỹ – khoảng chục năm trước, mỗi khi có đoàn nguyên thủ Việt Nam đến Mỹ là anh em chống Cộng tổ chức biểu tình ghê gớm lắm. Thế rồi cứ thưa dần đi theo năm tháng và theo cả sự “ấm lên” trong quan hệ giữa nguyên thủ 2 nước. Từ việc anh em chính khách Việt Nam sang Mỹ còn phải e ngại bởi sự hung hăng của đám người cực đoan cản đường đến hình ảnh anh Chính ngồi cười nói hỉ hả với anh Biden như những người bạn vong niên mặc kệ dăm ba mống biểu tình thuê la ó bên ngoài Nhà Trắng. Thôi thì “chó cứ sủa, đoàn người cứ đi”…
Ai nói gì cứ nói, nhưng chắc chắn không thể phủ định rằng cái thế và cái tầm của Việt Nam trong mắt người Mỹ đã thay đổi nâng cao hơn rất nhiều so với trước. Điều ấy không phải tự nhiên có, cũng không phải bởi bất cứ sự ban ơn nào cả, mà là bởi người ta chơi với nhau kiểu “rất sòng phẳng! Mẹ nó, sợ đéo gì…”