Kinh tế VNCH có thực sự mạnh như lời đồn (bài 2)?

Kinh tế VNCH có thực sự mạnh như lời đồn (bài 2)?

Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào miền Nam VN 1 tỉ USD, chia bình quân cho 8 triệu dân trong vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa, thì lên tới 125 USD/người/năm, tương đương 75% thu nhập bình quân. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính nên thu nhập của họ rất cao, ví dụ thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng.

Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi vãi ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí… là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam không có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự.

Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ – là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800 USD/tháng, một năm là trên 4 tỷ đôla – gấp 10 lần tổng GDP của cả 8 triệu dân do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ, bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu.

Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào… để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt… không có vùng nguyên liệu trồng mía, bông – mà nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản… để sản xuất.

Theo tác giả Nguyễn Tiến Hưng, nếu tổng kết toàn bộ thì hình ảnh của nền kinh tế có nhiều triển vọng nếu miền Nam hội đủ điều kiện cần thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Quan sát tại chỗ, Đại sứ Martin đã phát biểu cho ký giả tuần báo U.S. News and World Report:

“Đôi khi ta thấy trong cùng một quốc gia có sự phối hợp giữa tài nguyên phong phú, một hệ thống hành chính có quyết tâm với những chính sách kinh tế hợp lý của một dân tộc thông minh, khéo léo, và hết sức dẻo dai, với một khả năng cố gắng bền vững, một quyết tâm mãnh liệt và tha thiết bảo tồn tự do của mình.

“Khi có một kết hợp như vậy, như hiện đang có ở Việt Nam, thì chỉ cần một nguồn tài chính từ ngoài vào làm vai trò tác động, để nối kết tất cả những yếu tố này lại với nhau thì có thể có những kết quả thật là xuất sắc”

Tài liệu Risks and rewards in Vietnam’s markets: business approaches to North and South Vietnam đánh giá GDP đầu người của miền Nam năm 1974 tương đương 54 USD/năm (tương đương với khoảng 150 đôla năm 2010), theo chuẩn hiện nay trên thế giới là rất thấp (phải trên 1000 USD mới thoát danh sách nước kém phát triển), nhưng hồi đó vẫn còn cao hơn các nước Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan; bằng 1/2 so với Trung Quốc và bằng 1/4 so với Thái Lan.Cùng thời điểm năm 1974, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (tính theo thời giá năm 2013), GDP đầu người của Trung Quốc là 158 USD, Hàn Quốc là 588,79 USD, Malaysia là 839,92 USD, Indonesia là 215,95 USD, Campuchia là 77,76 USD, Singapore là 2.359,28 USD, Thái Lan là 332,13 USD, Philippines là 343,23 USD, Brunei là 6.953,8 USD, Hong Kong là 2.166,18 USD và của Nhật Bản là 4.281,36 USD.

Một đặc điểm khác là sự kiểm soát của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Trước năm 75 SG là nơi hoạt động mãnh mẽ và lớn nhất trên thế giới của hội tam hoàng khét tiếng, lực lượng cảnh sát lẫn quận đội VNCH hầu như rất e sợ thế lực này.

Năm 1978, chính phủ mới của nước Việt Nam thống nhất đã quốc hữu hóa khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa để chấm dứt sự kiểm soát của họ, thắt chặt kiểm soát nền kinh tế tập trung của mình.Tính chung giai đoạn 1955-1975, kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển trung bình 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8% mỗi năm), trong khi kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển bình quân 6%/năm (GDP đầu người tăng khoảng 3% mỗi năm). Tính trung bình toàn Việt Nam thì GDP đầu người tăng 1,9%/năm.

Kết luận : Một VNCH giàu có như tuyên truyền hoàn toàn chỉ có trong truyền thuyết. Một nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ và bị kiểm soát bởi người Hoa và bang hội giang hồ thì không thể nào là một nền kinh tế phát triển. Thế nên những ai còn nghĩ nếu VNCH còn tồn tại mà sẽ được như Hàn Quốc thì hãy tỉnh lại, ngay cả Hàn nếu không có bàn tay thép và chế độ độc tài đẫm máu của Park thì cũng không bao giờ có Hàn Quốc của ngày hôm nay.

Muốn VN được như Hàn Quốc hay thôi ngay mơ mộng và làm việc hết năng suất không thì đừng mơ mộng hóa rồng khi năng suất lao động của một thanh niên VN còn thua cả gái bán dâm.

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.