Đừng lợi dụng việc bắt tạm giam bà Phương Hằng để xuyên tạc!

Mới đây, bà Nguyễn Phương Hằng đã bị cơ quan điều tra bắt tạm giam và bị khởi tố vì tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Không lâu sau đó, rất nhiều cá nhân và hội nhóm trên FB đã đăng nhiều bài viết chủ yếu theo 2 luồng ý kiến là ủng hộ và không vui.
Rất nhiều trang báo phản động cũng đã tham gia viết bài thể hiện quan điểm về vấn đề này, Việt Tân mới đây cũng đã đăng tải một bài viết với tiêu đề: “Những điều luật phục vụ thủ đoạn của chính quyền CSVN”.
Đây là một chiêu trò quen thuộc của các đối tượng phản động, khi một cá nhân có ảnh hưởng trong xã hội bị bắt, khởi tố thì chúng lại cho rằng đây là thủ đoạn của Nhà nước nhằm “loại trừ” những người không vừa ý hay “thanh lọc nội bộ”. Trong vụ việc của bà Hằng, chúng ta cần nhìn lại toàn bộ quá trình từ khi bà này bắt đầu livestream từ năm 2021.
Một số tổ chức, hội nhóm phản động như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ; các hãng truyền thông hải ngoại vốn thiếu thiện chí với Việt Nam như RFA, RFI, VOA… đã đưa ra nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc, sai trái. Điển hình trên mạng facebook của Việt Tân vu cáo: “Công an sử dụng Điều 331 để khởi tố bà Hằng là sai trái”, rồi suy diễn thành việc “doanh nhân đối đầu với thế lực chính trị như việc trứng chọi đá”. Bài viết đưa ra luận điệu hết sức lố bịch rằng: “Ở Việt Nam này luật pháp không tồn tại”, “quyền tự do dân chủ bị bóp nghẹt”…
Việt Tân vẫn lập lại thói quen xấu, diễn trò lố khó bỏ khi đưa ra cái gọi là “khảo sát quan điểm độc giả về việc Công an TP Hồ Chí Minh bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng”. Ở một bài khác, trang này dẫn một bài viết xuyên tạc rằng “Những điều luật phục vụ thủ đoạn của chính quyền cộng sản”, cho rằng việc khởi tố bà Hằng theo điều luật trên là “áp đặt một cách tùy tiện”!
Từ những tháng giữ năm 2021, bà Hằng tham gia lên án, tố cáo những cá nhân nghệ sĩ có dấu hiệu bất minh khi làm từ thiện, điều này nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng đồng FB. Tuy nhiên, từ những tháng cuối năm, bà này liên tục có những lời lẽ đi quá xa, thậm chí xúc phạm cả lực lượng chức năng, lãnh đạo nhà nước.
Theo Việt Tân, bà Hằng đã bị bắt sai tội, Việt tân cho rằng bà Hằng chỉ có thể bị bắt tạm giam vì 2 tội theo 2 điều 156,155 Bộ luật Hình sự về “xúc phạm danh dự” và “vu khống người khác”và việc bắt tạm giam bà Hằng theo điều 331 Bộ luật Hình sự.
Bà Hằng đã từng tố cáo các văn nghệ sĩ lên Công an tỉnh Bình Dương và đã bị các cá nhân đã tố cáo lại vì tội “vu khống” tuy nhiên cả 2 bên đều không có đủ chứng cứ để buộc tội bà Hằng và các nghệ sĩ. Tuy nhiên xét thấy những việc làm gần đây của bà Hằng đã đủ những dấu hiệu phạm tội theo điều 331 thì việc bắt tam giam là bình thường.
Có thể thấy, Việt tân rõ ràng đang cố gắng bóp méo sự thật xuyên tạc quyết định của cơ quan chức năng.
Việc cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự để điều tra, làm rõ hành vi phạm pháp là tuân thủ theo quy định của pháp luật, không có chuyện chính quyền các cấp “bóp nghẹt quyền tự do dân chủ” như luận điệu của các thế lực xấu.
Hiện nay, việc mỗi người thiết lập và sử dụng các tài khoản mạng xã hội là xu thế tất yếu. Pháp luật luôn bảo vệ việc biểu đạt tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của bản thân trên tinh thần xây dựng, thượng tôn pháp luật, theo đúng chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa của dân tộc. Đảm bảo điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội. Nhưng ngược lại, những tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội với mục đích xấu, động cơ không trong sáng, lấy cớ quyền tự do dân chủ của mình mà lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác hay xâm phạm đến tổ chức, xâm phạm đến Nhà nước thì đều phải chịu các chế tài tương ứng. Mặt khác, mạng xã hội cũng là nơi các thế lực thù địch, phản cách mạng, phần tử cơ hội chính trị sử dụng để thực hiện những thủ đoạn xấu nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, do đó, cần sự tỉnh táo để không bị lôi kéo, kích động.