“ĐỐI VỚI NƯỚC MỸ, MẠNG SỐNG Ở VIỆT NAM CHỈ LÀ THỨ RẺ MẠT”

“ĐỐI VỚI NƯỚC MỸ, MẠNG SỐNG Ở VIỆT NAM CHỈ LÀ THỨ RẺ MẠT”

Như lời nhận xét của tờ báo New York Times trong cáo phó của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đại tướng đã góp phần đánh đuổi đế quốc Mỹ khỏi đất nước của ông rằng: “Chiến thắng của ông Giáp là kết quả của việc ông coi thường mạng sống của những người lính.”

Hàm ý của cáo phó này cứ như rằng sự thất bại của Mỹ tại Việt Nam chính là hậu quả của việc tướng Giáp đã vô tâm nướng quân của mình trên chiến trường.

Nhưng có lẽ thất bại của nước Mỹ chính là bởi thương vong mà chúng ta gây ra, không chỉ trong bom đạn của chiến tranh, mà là bởi những chính sách và chiến thuật vô dụng. Trong khi chỉ gần 60.000 lính Mỹ chết, thì khoảng 2 triệu dân thường Việt đã bị tước đi sinh mạng và hàng triệu người bị thương trong suốt quá trình tham chiến của Mỹ tại Việt Nam, theo ước tính của các nhà nghiên cứu.

Tức giận, ghê tởm bởi sự lạm dụng mà họ phải chịu từ những đội quân tự xưng là đồng minh của họ, ngay cả thường dân không có khuynh hướng ủng hộ đối thủ (tức là ủng hộ Việt Cộng) của chúng tôi đã phải chuyển phe.

Và bây giờ, sau 4 thập kỉ, ở những vùng đất xa xôi như Pakistan và Afghanistan, dân thường một lần nữa coi Hoa Kỳ là kẻ thù, bởi vì mạng sống của họ bị coi như những thương vong ngoài dự kiến trong cuộc chiến chống khủng bố của chúng tôi.

Bản thân tôi (tác giả) sau hơn một thập kỉ nghiên cứu các tư liệu, những bản ghi âm, những ghi chú của báo chí và quân đội đã tìm ra được rằng bản thân đại tướng Westmoreland cùng với cấp dưới của hắn ta cũng bất chấp sinh mạng của những người lính và dân thường.

Lý do cho sự thất bại này chính là vì người Mỹ cho rằng phải giết càng nhiều “kẻ thù” càng tốt và sự thắng lợi được tính bằng số xác người đếm được. Nhưng, đa số thương vong là những người dân thường không vũ trang.

Để chống chế, Hoa Kỳ tuyên bố nhiều khu vực nông thôn Việt Nam là “bãi săn tự do” và rằng ngay cả những thường dân vô tội cũng là lính phục vụ cho kẻ thù. Những cuộc rải thảm đạn pháo không ngừng nghỉ của người Mỹ đã tống những dân thường vô tội vào các khu ổ chuột chật hẹp hay ấp chiến lược.

Sĩ quan và lính Mỹ đề cao những quy tắc giao tranh điên rồ- bắn tất cả những ai cố ý trốn chạy hay chỉ đứng yên khi bị dò hỏi, cứ lọt vào hiềm nghi của lính Mỹ, thì họ sẽ bị bắn. Các cựu chiến binh tôi đã phỏng vấn, và những người lính trong các phiên điều trần, cho biết họ đã nhận được lệnh từ các chỉ huy để giết bất cứ thứ gì di chuyển.

Qua những cuộc phỏng vấn với những người sống sót sau các cuộc thảm sát của Mỹ tại Mỹ Lai, Phi Phú, Triệu Ái và nhiều nơi khác, tôi có thể chắc nịch rằng đánh giá của Westmoreland về sinh mạng của những người phương Đông là hoàn toàn sai lệch.

Nhiều thập kỉ sau chiến tranh, nhiều ngôi làng vẫn mang nỗi tiếc thương sâu sắc với những người thân đã mất của họ, vợ chồng, cha mẹ, con cái- bị giết trong những cơn bạo lực kinh hoàng. Họ cũng nói với tôi về việc sống trong nhiều năm cùng bom đạn và trực thăng Mỹ, cách mà chiến tranh khiến những công việc đơn giản nhất như đi lấy nước, làm việc đồng áng, trở thành những lựa chọn, khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết. Chúng ta cần phải bỏ đi cái tiêu chuẩn kép về mạng sống con người.

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.