43 năm chiến tranh biên giới phía bắc: Vẫn có những kẻ mù lòa!

43 năm chiến tranh biên giới phía bắc: Vẫn có những kẻ mù lòa!

Hôm nay, ngày 17/02/2022, kỷ niệm 43 năm chiến tranh biên giới phía Bắc. Vào ngày này năm 1979, Trung Quốc nổ phát súng đầu tiên kéo hơn 600.000 quân tràn qua lãnh thổ ta để thực hiện cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” như Đặng Tiểu Bình đã nói. Thế nhưng rốt cuộc, chúng đã thất bại thảm hại. Chỉ với lực lượng chiến sỹ công an nhân dân vũ trang , bộ đội biên phòng và lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang địa phương…quân và dân 6 tỉnh biên giới đã tiêu diệt nhiều tên xâm lược. Trung Quốc với chiến thuật biển người, đánh nhanh thắng nhanh tràn qua biên giới và tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam và nếm đòn thất bại. Trung Quốc đã bị tổn thất về lực lượng vô cùng nặng nề. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng rất kiên cường, anh dũng, bất khuất, không bao giờ chịu khuất phục trước mọi kẻ thù, dù chúng mạnh, đông quân đến đâu. Cuộc chiến tuy chỉ 30 ngày, sau đó kéo dài thêm xung đột trên các cao điểm phía bắc thêm 10 năm. Nhưng đây là một cuộc chiến tranh đẫm máu, gây nên vết thương trong lòng người dân đất Việt. Cuộc chiến đã tàn phá nhiều làng mạc, nhiều chiến sỹ và người dân đã ngã xuống trên khắp dải biên cương để bảo vệ đất nước.

43 năm đã qua đi, đau thương rồi cũng nén lại để cho hòa bình được phát triển. Giờ đây chúng ta hợp tác với Trung Quốc trên tinh thần hòa bình hữu nghị cùng phát triển. Tuy nhiên, gác lại không có nghĩa là lãng quên, hằng năm Nhà nước vẫn tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến, hàng đoàn người vẫn tìm về chiến trường xưa Vị Xuyên, Lạng Sơn… để thăm lại đồng đội đã nằm lại, báo đài và truyền thông đưa tin trước, trong và sau ngày kỷ niệm, tạo nên những dòng cảm xúc lắng đọng và bồi hồi, về quá khứ bi tráng của dân tộc.

Ấy thế nhưng, năm nào cũng vậy, một số kẻ vẫn cố tình mù lòa, giả điếc để mà ra rả cái giọng xuyên tạc. Như những hình ảnh dưới đây có thể thấy, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, chống đối lợi dụng viết bài trên một số phương tiện thông tin, trang mạng xã hội tuyên truyên những luận điệu sai trái, thù địch, vu khống Đảng, Nhà nước né tránh, lãng quên cuộc chiến tranh, ngăn cản việc tự phát tổ chức kỷ niệm, không quan tâm đến chính sách đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ, cựu binh… tham gia cuộc chiến tranh… nhằm xuyên tạc, kích động sự chống phá Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

Thực tế không có chuyện Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân ta né tránh, lãng quyên cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 hào hùng của dân tộc, không quan tâm đến công tác chính sách đối với những người có công trong cuộc chiến tranh này. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 11 năm 2011 quy định chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 23/2012/NĐ-CP, ngày 3 tháng 4 năm 2012 quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí đối với đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

 Để tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, nhiều địa phương ở các tỉnh biên giới phía Bắc phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể địa phương xây đài tưởng niệm, tu tạo nghĩa trang liệt sĩ, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số liệt sĩ để đặt tên đường phố, trường học.

 Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 hào hùng của dân tộc ta cũng được phản ành sinh động trong nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc,… như tiểu thuyết Đêm tháng Hai của nhà văn Chu Lai và tiểu thuyết “Mình và họ” của nhà văn Nguyễn Bình Phương, tác phẩm Xác phàm của nhà văn Nguyễn Đình Tú…; bộ phim Đất mẹ của đạo diễn Hải Ninh và Thị xã trong tầm tay của đạo diễn Đặng Nhật Minh…; các bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do  của nhạc sĩ Phạm Tuyên, Lời tạm biệt lúc lên đường của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận của nhạc sĩ Hồng Đăng, Những đôi mắt mang hình viên đạn của nhạc sĩ Trần Tiến và Hát về anh của nhạc sĩ Thế Hiển… Những tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc này được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong và ngoài nước.

Lại có nhiều kẻ gào rằng cuộc chiến này không hề được đưa vào sách giáo khoa. Tôn tin chắc những kẻ đó ngày xưa đến giờ lịch sử là trốn đi chơi chứ nếu đã đọc thì không bao giờ lại phát ngôn như thế.

Xuyên tạc để làm gì, khi mà thực tế đã chứng minh tất cả rồi!

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.