Thêm một tổ chức ngồi ngoài nói láo! (Bài 1)

Thêm một tổ chức ngồi ngoài nói láo! (Bài 1)

Ngày 10/2 vừa qua, đồng loạt các trang mạng “chống cộng” như BBC, VOA, RFA, Việt tân… đưa tin hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit xếp Việt Nam vào “nhóm nước có thể chế toàn trị”, đứng thứ thứ 131/167 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta hơn được Lào, Campuchia và Myanmar. Economist tính “Chỉ số Dân chủ” Việt Nam còn chưa bằng một nửa Thái Lan. Các trang mạng có “thâm niên” chống Việt Nam này đua nhau khai thác, chia sẻ, bình luận, cổ súy. Một mặt họ hả hê với bản báo cáo của Economist Intelligence Unit, mặt khác lợi dụng vào đó để tiếp tục vu khống Việt Nam.

Trở lại với cái bảng phân tích này, hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit đánh giá mức độ dân chủ của một quốc gia dựa trên năm yếu tố, bao gồm bầu cử, sự hiệu quả của chính quyền, tỉ lệ tham gia chính trị, văn hoá chính trị, và quyền tự do cá nhân. Các quốc gia trên thế giới được chia ra làm bốn nhóm ứng với mức độ dân chủ. Xếp trên nhất là nhóm nước dân chủ hoàn thiện, thứ hai là nhóm nước dân chủ khiếm khuyết, thứ ba là dân chủ lai tạp, và cuối cùng là nhóm các nước toàn trị.

Bảng này tính theo bộ 60 câu hỏi, nhưng Economist từ chối tiết lộ số lượng người được khảo sát, quốc tịch và ngành nghề của họ.

Đáng chú ý, do không hề có bất cứ hoạt động khảo sát trải nghiệm thực tế nào ở Việt Nam, khi không có nguồn thông tin chính thống và không có các hoạt động kiểm chứng thông tin, cho nên mọi đánh giá, xếp hạng, kết luận  trong báo cáo của Hãng nghiên cứu và phân tích Economist Intelligence Unit vì thế đều phiến diện. Theo đó, kể từ khi báo cáo Chỉ số Dân chủ được thực hiện từ năm 2006 tới nay thì Việt Nam luôn luôn được xếp vào nhóm nước “không có dân chủ”, mặc dù về mặt thứ hạng có chuyển biến. Nếu như trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ 145 trên tổng số 167 quốc gia và vùng lãnh thổ về mức độ dân chủ, thì trong năm 2021 thứ hạng của Việt Nam đã có chút cải thiện khi được xếp ở vị trí 131.

Và vẫn phải nói lại những điều hiển nhiên, đánh giá như vậy là một sự cố ý có chủ đích nhằm làm xấu hình ảnh Việt Nam, không có thực tế và vô lý hết sức.

Vì sao? Bình thường thì chẳng có gì để nói vì mọi người dân Việt Nam vẫn sinh sống và làm việc hằng ngày. Điều họ quan tâm chính là công việc, cuộc sống cơm áo, gạo tiền, lo toan cho con cháu ăn học thành đạt. Họ sống và làm việc và mặc nhiên chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Không phải vì họ không hiểu biết hay họ không quan tâm, mà điều quan trọng là họ nhận thức được rằng những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước là đúng đắn, mang lại cho các tầng lớp nhân dân những lợi ích chính đáng. Trước hết là cho người dân một môi trường sống hòa bình, ổn định (vì nếu so sánh với nhiều nước khác thì Việt Nam là nước có tình hình chính trị, xã hội ổn định), chính vì thế đó là môi trường an toàn để người dân được an tâm, tự do sinh sống, làm việc và vui chơi mà không phải lo lắng những cuộc khủng bố, bạo loạn. Hơn nữa Đảng, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển sản xuất, kinh doanh; nhất là sự quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ những địa phương, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn như chế độ, chính sách ưu đãi, hỗ trợ vay vốn, cây trồng, vât nuôi, kĩ thuật… để người dân phát triển kinh tế, thoát nghèo. Rồi những chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục… Vốn dĩ dân tộc Việt Nam có truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, và hơn hết là truyền thống giàu tính nhân văn, nhân ái nên các cấp chính quyền, địa phương rất quan tâm những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng…

khoaden91

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.