Lại tung hỏa mù sau phiên tòa xét xử Phạm Thị Đoan Trang (Bài 1)

Ngày 14 tháng 12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang sinh năm 1978, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước, trong và sau thời điểm diễn ra phiên tòa, một số cá nhân, tổ chức chống phá nước ngoài kêu gọi Nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho Phạm Thị Đoan Trang, đồng thời vu cáo Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến, nhà đấu tranh dân chủ, hoạt động nhân quyền. Đây rõ ràng là những luận điệu xuyên tạc nhằm cổ súy cho hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Thị Đoan Trang và các đối tượng chống đối khác.
Cụ thể, Tổ chức văn bút Mỹ đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc rằng, cộng đồng quốc tế đã nói rõ rằng việc giam giữ Phạm Thị Đoan Trang đang diễn ra là không thể chấp nhận được. Không những vậy, người này còn đưa ra những luận điệu xuyên tạc, vu cáo trắng trợn tình hình của Việt Nam. Với sự coi thường luật pháp quốc tế một cách trắng trợn, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục cố gắng trừng trị bà vì tội viết lách ôn hòa và vận động cho nhân quyền. Thật không may, việc giam giữ Trang chỉ là một trong nhiều vụ án hình sự có động cơ chính trị chống lại các nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền, cho thấy sự thất bại của hệ thống chính phủ Việt Nam trong việc duy trì quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác.
Cổ súy cho những luận điệu trên, Tổ chức theo dõi Nhân quyền thế giới cố tình xuyên tạc chính quyền Việt Nam cần gỡ bỏ các cáo buộc mang tính chất chính trị và trả tự do ngay lập tức cho Phạm Thị Đoan Trang. Trong khi đó, một nhóm có tên là Nhóm công tác của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện, công bố bản thông cáo kết luận việc chính quyền bắt giam Phạm Thị Đoan Trang với những lập luận suy diễn vô căn cứ. Bản thông cáo của nhóm này viết suốt từ khi bị bắt, bà Trang không được cho gặp người thân và việc bà gặp luật sư bị đình trệ rất lâu. Do đó, các quyền của bà Trang theo Công ước quốc tế và các quyền dân sự và chính trị đã bị vi phạm. Đồng thời, nhóm này cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Phạm Thị Đoan Trang.
Trước đó, từ tháng 11 năm 2021, Luật khoa tạp chí cùng Việt Nam Magazine và The88Project đã phát động một chiến dịch viết thư gửi cho Phạm Thị Đoan Trang với những nội dung đại ý rằng Phạm Thị Đoan Trang là một nhà báo chân chính, dám đi ngược với số đông để nói lên sự thật và ánh sáng của tự do. Những quan điểm của Phạm Thị Đoan Trang sẽ luôn soi rọi đến bất cứ nơi nào tối tăm bất công.
Phạm Thị Đoan Trang không còn là cái tên xa lạ với nhiều người, được biết đến là một người có tư tưởng, hành vi chống đối quyết liệt. Phạm Thị Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách, có nội dung hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như “chính trị bình dân, cẩm nang, nuôi tù, phản kháng phi bạo lực”. Theo hồ sơ vụ án, Phạm Thị Đoan Trang từng tốt nghiệp trường Hà Nội Amsterdam và khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Sau khi ra trường Trang là phóng viên cho báo điện tử Vnexpress trong 2 năm, sau đó làm nhân viên Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC, cộng tác viên báo Vietnamnet và có gần 3 năm làm phóng viên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2013, do xuất cảnh đi nước ngoài không xin phép nên chàng đã bị cơ quan chủ quản kỷ luật buộc thôi việc. Trong lần xuất cảnh trái phép lần này, Trang đã bị một số đối tượng chống đối chính quyền dẫn dắt, móc nối, lôi kéo. Trở về nước, Trang trực tiếp thành lập và tham gia điều hành nhiều nhóm hội bất hợp pháp, đồng thời đứng sau lôi kéo lập nhóm du ca Sài Gòn, Tuổi trẻ làm đẹp quê hương, tụ tập khuếch trương lực lượng chống đối trong nước, tập hợp lực lượng chống đối trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ. Đoan Trang cũng lập và điều hành các trang mạng luật khoa tạp chí, phamdoantrang.com viết tán phát nhiều bài viết, cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động lật đổ chế độ.